Giữ chân lao động trẻ cho làng nghề
08:14 | 18/12/2024
DNTH: Cùng với việc lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa lâu đời ở vùng nông thôn, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều làng nghề đang gặp khó khăn do thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực trẻ và lao động có tay nghề cao.
Chưa thu hút được lao động trẻ
Thời kỳ thịnh vượng cách đây chục năm, làng nghề mây tre đan Triệu Đề, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch có gần 1.000 hộ sản xuất tấp nập với các mặt hàng đan lát từ mây, tre phục vụ đời sống hằng ngày và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay, làng nghề chỉ còn hơn 300 hộ làm nghề không thường xuyên mà tranh thủ thời gian nông nhàn. Thu nhập bình quân khoảng 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, làng nghề thiếu thợ giỏi, người có tay nghề cao, nên sản phẩm làm ra chưa được cải tiến, giá thành thấp, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh khiến việc giữ chân các lao động ở làng nghề đan lát Triệu Đề gặp khó khăn.
Ông Lưu Trung Tuyến, một thợ giỏi của làng nghề mây tre đan xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch chia sẻ: “Tôi đã gắn bó với nghề mây tre đan hơn 40 năm. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó. Có khi làm cả ngày chỉ được 3-5 sản phẩm, tiền công 50.000 - 70.000 đồng, khó thu hút lao động trẻ”.
Ông Phạm Huy Hoạt, Chủ tịch UBND xã Triệu Đề cho biết: Hiện nay, số người trong xã còn gắn bó với nghề chủ yếu là người già, người trung niên và phụ nữ lúc nông nhàn. Đầu ra không ổn định, thu nhập thấp nên lớp trẻ không có ai theo nghề cha ông mà chuyển hướng sang các ngành nghề khác có thu nhập cao và ổn định hơn.
Nghề rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là làng nghề từ năm 2006. Nắm bắt nhu cầu thị trường, làng rèn Bàn Mạch đã đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã ngày càng đa dạng. Các sản phẩm rèn Bàn Mạch không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động trẻ cũng khiến các làng nghề này gặp khó trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Ông Phùng Văn Đô, chủ cơ sở rèn ở xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường bộc bạch: Vài năm trở lại đây, nghề rèn phát triển nhờ đầu ra sản phẩm ổn định. Nhiều hộ làm nghề cũng đã ứng dụng công nghệ để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, vẫn khó thu hút lao động trẻ, bởi nghề này không chỉ đòi hỏi sức khỏe, mà còn phải chịu khó, tỉ mỉ. Lớp trẻ bây giờ thường chọn việc có thu nhập cao hơn nghề rèn để làm.
Tìm giải pháp tháo gỡ
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 25 làng nghề, trong đó có 19 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề mới. Các làng nghề đang tạo việc làm cho hơn 55.000 lao động nông thôn. Thu nhập trung bình của mỗi lao động tại các làng nghề đạt từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng; một số lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực mộc, chế tác đá, bông vải sợi… có thu nhập cao hơn, ở mức từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, lớp lao động trẻ và lao động có tay nghề cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công nghệ trong làng nghề để vừa bảo tồn và phát huy các sản phẩm truyền thống của địa phương, vừa nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, việc thu hút lao động trẻ, lao động có kỹ năng đóng vai trò then chốt, góp phần giải quyết hiệu quả bài toán thiếu hụt nhân lực, giúp làng nghề phát triển bền vững.
Giải quyết khó khăn đó, hằng năm, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn có làng nghề được công nhận mở các lớp truyền nghề theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” gắn với yêu cầu tuyển dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp đầu mối bao tiêu sản phẩm và nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, Chi cục tích cực tổ chức hội thi tay nghề nhằm khuyến khích đội ngũ thợ làm nghề phát huy khả năng, trí tuệ, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế cao để nhân rộng sản xuất.
Thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025, tỉnh Vĩnh Phúc dành ngân sách hơn 38 tỷ đồng hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp… Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến công và phát triển công nghiệp tỉnh cũng thường xuyên vận động, hướng dẫn, tổ chức tập huấn người dân nâng cao năng lực sản xuất, giới thiệu các mô hình sản xuất tiên tiến, hỗ trợ một số cơ sở sản xuất mua sắm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nghề mộc đạt hiệu quả cao hơn. Hiện tại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng có hơn 50 máy xẻ; hơn 80 máy đục tự động; hàng trăm máy mài và máy cắt, đánh bóng cầm tay... Không ít cơ sở ở làng nghề đang đầu tư sâu rộng, mở rộng quy mô sản xuất thu lời từ sản xuất- kinh doanh 1 đến 2 tỷ đồng/cơ sở/năm, thu hút hàng chục lao động nông nhàn tại địa phương với việc làm thu nhập ổn định cho người lao động.
Mặt khác, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp - làng nghề, đưa các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vào hoạt động, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh phát triển các mô hình làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề, nhằm tạo cơ hội tăng thu nhập cho người dân, từ đó thu hút lực lượng lao động trẻ cho các làng nghề.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/giu-chan-lao-dong-tre-cho-lang-nghe-20241218070045160.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- lao động nông nhàn /
- lao động trẻ /
- Vĩnh Phúc /
- LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG /
- Làng nghề /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tiến sĩ, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo: Hình mẫu phụ nữ Á đông vì sự phát triển của trẻ em và bình đẳng...
DNTH: Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ), đã vinh danh danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024", Tiến sĩ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là hình mẫu phụ nữ Á đông đóng góp bền bỉ cho sự phát triển hạnh phúc của...
Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank
DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.
Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...
Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước
DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.
Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...
Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế
DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Chiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo Lộc
-
Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng
-
Các làng hoa Hà Nội tất bật ngày đêm chuẩn bị cho Tết
-
Đào quất xuống phố 'ngóng' người mua chơi Tết sớm
-
Pleiku: “Suối hoa” Hội Phú chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025
-
Cứ 220 người dùng điện thoại thông minh có 1 người bị lừa đảo
Sống khỏe
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...