Giữ rừng hiệu quả, Quảng Bình bán tín chỉ carbon được 82 tỷ đồng

17:15 | 14/12/2023

DNTH: Năm 2023, Quảng Bình được chi trả 82,4 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon. Đây là lần đầu tiên Quảng Bình nhận nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng.

Theo kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung Bộ cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế với giá 5 USD/tấn. Chính phủ ban hành Nghị định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, trong đó có tỉnh Quảng Bình. Từ đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương sẽ nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ Carbon thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, sau đó điều phối gần 50 triệu USD đến các tỉnh.

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Bình sẽ chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2 và được phân bổ khoảng 235 tỷ đồng. Năm 2023, tỉnh Quảng Bình được chi trả 82,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng lợi là 80 tỷ đồng và kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Bình là 2,4 tỷ đồng. 

Diện tích được chi trả là 469.317 ha rừng tự nhiên, bình quân số tiền chi trả khoảng 170.000 đồng/ha.

Kinh tế vĩ mô - Giữ rừng hiệu quả, Quảng Bình bán tín chỉ carbon được 82 tỷ đồng
Tỉnh Quảng Bình có diện tích rừng trên 590.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,7%.

Nội dung chi trả bao gồm: Hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính; hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà kính (bảo vệ rừng tự nhiên, khoán bảo vệ rừng tự nhiên, các biện pháp lâm sinh); hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế; công tác quản lý.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm 2023, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Nguồn kinh phí này sẽ phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng".

Tỉnh Quảng Bình có diện tích rừng trên 590.000 ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,7%, đứng thứ 2 cả nước. Đây là tiềm năng tạo tín chỉ carbon rừng và tận dụng thời cơ tham gia vào thị trường tín chỉ carbon rừng. Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đang đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện các hoạt động trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế về tạo tín chỉ carbon.

Kinh tế vĩ mô - Giữ rừng hiệu quả, Quảng Bình bán tín chỉ carbon được 82 tỷ đồng (Hình 2).
Mật độ rừng phủ xanh bản đồ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện các hoạt động chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn trên diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC/PEFC, trồng và phục hồi rừng ngập mặn trên địa bàn.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã làm việc với Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường xây dựng dự thảo Biên bản ghi nhớ, lấy ý kiến các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan. 

Ông Mai Văn Minh cho biết, việc này sẽ thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu đánh giá khả thi phát triển dự án tín chỉ carbon rừng.

Sắp tới tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng kế hoạch để khai thác tiềm năng và tận dụng thời cơ tham gia vào thị trường tín chỉ carbon rừng hiện đang được thế giới rất quan tâm.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5

DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...

Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững

DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...

Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"

DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.

XEM THÊM TIN