Giữ thị trường cho nông sản Việt
07:31 | 01/03/2025
DNTH: Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong quản lý chất lượng nông sản, được các thị trường quốc tế tiếp nhận như hiện nay. Song nhìn vào chiều sâu chất lượng, vấn đề quản lý, giám sát và tổ chức canh tác, thu hoạch, chế biến… vẫn đang có nhiều lỗ hổng, đòi hỏi các cấp quản lý và người nông dân phải xem xét kỹ lại quy trình canh tác, đảm bảo những yêu cầu bền vững.
Điển hình gần đây, sầu riêng đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu có lợi thế tăng trưởng của nông nghiệp nước nhà, đi vào thị trường trọng điểm là Trung Quốc. Từ một sản phẩm chưa được người tiêu dùng thế giới và châu Á nhận diện, trái sầu riêng Việt Nam có thể cạnh tranh với sầu riêng của Thái Lan tại thị trường đông dân thứ hai thế giới.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, vừa qua Hải quan Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về chất vàng O (auramine O) trên trái sầu riêng Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Một tiêu chí khác cũng bị yêu cầu giám sát, là chất cadimi trên vỏ sầu riêng. Điều này đã tác động đến hoạt động sầu riêng khi xuất khẩu sang thị trường này. Vấn đề này cần phải được kiểm tra, làm rõ từng khâu, xử lí triệt để và không kéo dài tràn lan cho ngành hàng đó.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho rằng, nếu nông dân làm tốt các yêu cầu thao tác kỹ thuật, áp dụng khoa học trong canh tác, giảm sử dụng những lượng phân bón, thuốc trừ sâu… quá trình trồng trọt và các loại hóa chất trước thu hoạch, thì chất lượng nông sản mới thực sự ổn định và đáp ứng tốt tiêu chí an toàn. Tuy nhiên, vai trò các thương lái trong tổ chức thu gom, triển khai các đơn hàng nông sản xuất khẩu cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao kĩ năng quản lí chất lượng nông sản trong từng khâu là việc phải làm chặt chẽ mới có thể đảm bảo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu không bị ách tắc bởi các quy định của nhà nhập khẩu.
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, muốn đáp ứng được các tiêu chí của nhà nhập khẩu, sầu riêng Việt Nam phải quản lý được cả khâu sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. Đó là, người sản xuất phải quản lý được các chỉ số từ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầu vào để đảm bảo không vượt ngưỡng cho phép.
Hay với thị trường EU, nông sản vừa đáp ứng toàn bộ các tiêu chí của thị trường này, vừa đảm bảo an toàn môi trường của người sản xuất theo hướng phát triển xanh.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhấn mạnh, chỉ khi kiểm soát chặt chẽ từ vùng nguyên liệu đến chế biến, Việt Nam mới có thể duy trì và phát triển thị phần tại thị trường khó tính này.
Để có thể giữ vững được thị trường châu Âu, đòi hỏi các bên cần tăng cường giám sát chất lượng từ khâu sản xuất, thay vì chỉ tập trung kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Nếu có thể kiểm soát toàn diện các yếu tố như phân bón, thuốc trừ sâu và quy trình canh tác, sơ chế, chế biến thì sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo an toàn.
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc văn phòng SPS Việt Nam, để đảm bảo tuân thủ các quy định SPS và nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm xuất khẩu cần sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả các bên. Nếu cơ quan quản lý nỗ lực nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không cố gắng thì cũng thất bại và ngược lại.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/giu-thi-truong-cho-nong-san-viet-20250228083337047.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- sầu riêng /
- Nông sản Việt /
- ngành nông nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa tạo động lực tăng trưởng kinh tế
DNTH: Hiện nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước dịch COVID-19.

Nhiều loại rau, hoa Đà Lạt giảm giá sâu
DNTH: Sau thời gian tăng cao, nhiều loại rau, hoa đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đang giảm giá sâu. Thậm chí có loại giảm 50- 80% so với khoảng một tuần trước do thị trường tiêu thụ chậm.

Giá vàng lên mức kỷ lục mới sau khi Fed giữ nguyên lãi suất
DNTH: Giá vàng đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong phiên giao dịch 19/3, sau những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và quyết định giữ nguyên lãi suất như dự kiến của cơ quan này.

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, nông dân e ngại tái đàn vì giá con giống đắt đỏ
DNTH: Theo các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, việc giá lợn hơi tăng cao đã dẫn đến sự tăng giá của lợn giống, hiện đang dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/con, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng giá này khiến...

Việt Nam sớm vào nhóm tăng trưởng thương mại nhanh nhất thế giới
DNTH: Theo nhật báo tài chính The Business Times, DHL - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp logistics quốc tế của Đức - dự báo rằng Việt Nam có thể lọt vào nhóm 30 nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế...
Người tiêu dùng ưu tiên chọn các thực phẩm khác vì giá thịt lợn tăng cao
DNTH: Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ở mức cao, khiến người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang lựa chọn các thực phẩm thay thế có giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...