Gỡ 3 nút thắt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
09:32 | 31/03/2019
DNTH: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn và mặt bằng kinh doanh để phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn
Thủ tục hành chính: Doanh nghiệp không "chạy" không được!
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2018, cả nước có 131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt kỷ lục về tăng trưởng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ phải đối diện nhiều khó khăn, rủi ro. Hiện Việt Nam hiện có hơn 600.000 doanh nghiệp, trong đó khối kinh tế tư nhân có gần 500.000 doanh nghiệp.
Trong số này, hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Trong đó, có đến 80% các doanh nghiệp mới thành lập không thể tồn tại quá hai năm.
Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, tại Diễn đàn Doanh nghiệp lần thứ V do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội tổ chức, ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn cho phát triển.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Quân cho rằng: "Trước hết cần đẩy mạnh các việc cải cách các thủ tục hành chính. Từ trước tới nay, các doanh nghiệp đều có suy nghĩ rằng tất cả các thủ tục không "chạy" không được".
Để khắc phục thực trạng này, hiện TP. Hà Nội đang rất quyết liệt trong việc cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực từ đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề phát triển
Mới đây, khi VCCI công bố Chỉ số PCI, Hà Nội đã tăng từ bậc thứ 13 năm 2017 lên vị trí thứ 9. Đây là điều rất đáng mừng đối với các doanh nghiệp của thành phố khi năm đầu tiên Hà Nội đứng trong top 10 - thứ bậc cao nhất từ trước tới nay trong bảng xếp hạng PCI.
Đáng chú ý, nhiều chỉ số liên quan đến thủ tục hành chính đã được cải thiện đáng kể như tính năng động của lãnh đạo chính quyền, chi phí logistic của doanh nghiệp giảm, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp tăng đáng kể, ông Quân nhấn mạnh.
Thứ hai là việc tiếp cận nguồn vốn tài chính, tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Quân, các cấp chính quyền cần tổ chức các chương trình kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng và các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các gói tín dụng phù hợp với lãi xuất hợp lý. Đặc biệt là cải cách thủ tục cho vay, tránh rườm rà về thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, liên quan đến hoạt động hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, đây là điều các doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất, mặt bẳng kinh doanh là điều vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội, hiện nay diện tích đất không còn nhiều, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ giá thuê, thành lập các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê, tạo không gian cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ông Quân kiến nghị.
Gặp khó trong tiếp cận vốn tín dụng
Lý giải nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn, bà Đỗ Thị Bích Mai, Giám đốc VietinBank chi nhánh Hoàng Mai cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập hầu hết đều thiếu thông tin về các gói vay tín dụng. Do đó, các doanh nghiệp này thường tiếp cần nguồn vốn tín dụng thông qua các tổ chức trung gian.
Mặt khác, sổ sách, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này phần lớn đều chưa đầy đủ, cùng với tâm lý ngại tiếp cận với ngân hàng là những khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải khi tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng.
“Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp cận ngân hàng khó khăn, phải có tài sản thì mới được vay vốn. Tuy nhiên, tài sản chỉ là điều kiện đủ khi doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn, vấn đề là các giao dịch của doanh nghiệp và quản lý các dòng tiền của doanh nghiệp có công khai, minh bạch hay không”, bà Mai nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất khiến năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế là khả năng, năng lực tiếp cận về hồ sơ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao, bộ máy về mặt kế toán, vay tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu. Đặc biệt, khi tiếp cận thông tin các doanh nghiệp nhỏ và vừa xử lý hồ sơ còn chậm.
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, điều quan trọng nhất đối với các ngân hàng khi cho các doanh nghiệp vay vốn là phương án kinh doanh của doanh nghiệp đó phải khả thi. Bên cạnh đó là khả năng quản trị, uy tín, tín chấp của người chủ doanh nghiệp.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có giải pháp để ngân hàng có đủ niềm tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng mới có thể đặt viên gạch nền móng hợp tác, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát triển, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhấn mạnh.
Theo TheLEADER
Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9
Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.
Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên
Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...
Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam
Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.
75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ
Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam
Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...