Gỡ nút thắt để doanh nghiệp bứt tốc trong kỷ nguyên mới

16:13 | 04/03/2025

DNTH: Cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN) khi đầu tư làm chủ công nghệ, nhân lực cao... các chuyên gia đều kiến nghị tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng thể chế minh bạch và hiệu quả. Qua đó, tạo lực cho DN bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhìn thẳng...

Theo các chuyên gia, năm 2025 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các DN. Tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định; nhiều quốc gia có xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại, nới lỏng tiền tệ… tiềm ẩn rủi ro với kinh tế toàn cầu.

TOMECO ngay từ đầu năm 2025 đã nỗ lực bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: Khắc Kiên
TOMECO ngay từ đầu năm 2025 đã nỗ lực bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: Khắc Kiên

Số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2023, chỉ khoảng 2,5% DN Việt Nam có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, tỉ lệ DN trong nước thực sự làm chủ công nghệ lõi chỉ chiếm chưa đến 0,3%. Đây là những con số đáng lo ngại, cho thấy sự yếu kém trong nội lực công nghiệp chế tạo.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME) chỉ ra nguyên nhân chính là sự thiếu quyết liệt đã làm nhiều DN bị tụt lại phía sau.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME). Ảnh: Hoàng Anh
TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME). Ảnh: Hoàng Anh

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để HANOISME nói riêng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, đặc biệt là DNNVV tại Thủ đô chiếm tới 98% tổng số DN trên địa bàn.

Theo ông, có nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam rơi vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu bởi thiếu đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển). Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, năm 2022 chi tiêu cho R&D của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (4,6% GDP), hay Trung Quốc (2,4% GDP).

DN Việt hiện tập trung quá mức vào gia công. Tỉ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu rất thấp, chỉ khoảng 18 - 20% trong các ngành công nghiệp trọng yếu như điện tử, dệt may...

May 10 là DN đầu tư công nghệ để tối ưu sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi. Ảnh: Khắc Kiên
May 10 là DN đầu tư công nghệ để tối ưu sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi. Ảnh: Khắc Kiên

Cùng với đó, chưa chú trọng vào nhân lực chất lượng cao. Chỉ khoảng 10% lực lượng lao động Việt Nam được đào tạo chuyên sâu, trong khi các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. "Hiện khi nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, nhìn thẳng vào thực trạng là bước đầu để cải cách mạnh mẽ hơn" - TS. Mạc Quốc Anh nói.

Đồng thời cho hay, FDI góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo ra khoảng 70% giá trị xuất khẩu và việc làm cho hơn 4 triệu lao động. Song sự tham gia của DN nội địa vào chuỗi cung ứng của FDI vẫn rất hạn chế, chỉ khoảng 14%.

Tạo nền tảng doanh nghiệp nội địa mạnh

Bàn về vấn đề, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân đánh giá, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025..., làm tiền đề để Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.  

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân. Ảnh: Khắc Kiên
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân. Ảnh: Khắc Kiên

Nhìn lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong năm 2024, trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước, 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 tăng so với năm trước, nhiều đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm % vào mức tăng 6,52% của GRDP (chiếm 12,6%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 5,9% so với năm 2023.

Năm 2025, ở lĩnh vực công thương, Hà Nội đặt mục tiêu về giá trị tăng thêm ngành công nghiệp phấn đấu tăng từ 6,95% trở lên; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng từ 5% trở lên; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng từ 9% trở lên; chỉ số giá tiêu dùng kiểm soát tăng dưới 4,5%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP chung là 8% trong năm 2025 được Chính phủ giao cho Hà Nội, lĩnh vực công nghiệp của Thủ đô với hàng chục nghìn DN có trụ sở, nhà máy trên địa bàn sẽ phải nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh ổn định. Song rất cần các cấp chính quyền, đứng đầu là UBND TP có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Trong đó, phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút đầu tư để có những dự án công nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đang gây dựng các tổ hợp nhà máy, xí nghiệp ở những khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hình thành công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Điển hình, như Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP), Cụm Công nghiệp Nam Phúc Thọ, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. 

TYGICO ngày từ đầu năm đã đón những đơn hàng đầu tiên. Ảnh: Khắc Kiên
TYGICO ngày từ đầu năm đã đón những đơn hàng đầu tiên. Ảnh: Khắc Kiên

Dưới góc độ DN trong chuỗi công nghiệp hỗ trợ, đại diện Công ty TNHH Quốc tế TYG (TYGICO) cho biết, năm 2025 được kỳ vọng là giai đoạn bứt phá mạnh mẽ, DN đặt mục tiêu gia tăng doanh số, tối ưu vận hành, mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những giải pháp đồng bộ dựa trên nền tảng số, tối ưu nguồn nhân lực. Nhờ đó, ngay từ đầu năm, TYGICO đã đón những đơn hàng đầu tiên, các container thép cũng đồng loạt cập bến, báo hiệu một năm nhiều triển vọng để tăng trưởng bền vững. 

Gợi mở để để DN tận dụng tốt hơn mọi nguồn lực tham gia vào chuỗi cùng khối FDI, theo TS. Mạc Quốc Anh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là tăng cường liên kết giữa DN nội địa và FDI. Chính phủ xây dựng các cơ chế khuyến khích DN FDI hợp tác, chuyển giao công nghệ và chia sẻ dữ liệu với DN trong nước. Từ đó, tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hấp dẫn, động lực để các DN Việt Nam thay đổi, phát triển và hội nhập.

Ngoài ra, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nội địa từ sự hỗ trợ về vốn, đào tạo nhân lực và áp dụng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bởi hiện ngành này mới đóng góp 11% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (23% GDP)...

Phương châm “lợi ích hài hòa” chỉ có thể đạt được khi Việt Nam xây dựng được một nền tảng DN nội địa mạnh để đồng hành và đủ khả năng cạnh tranh.

Để nâng cao vị thế, các DN phải tăng cường hợp tác quốc tế thông qua tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP để tiếp cận thị trường và công nghệ tiên tiến. Muốn vậy, cần mạnh dạn đổi mới tư duy, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và từng bước tham gia vào những phân khúc cao hơn của chuỗi giá trị.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HANOISME

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025

DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025

DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"

DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

XEM THÊM TIN