Gỡ nút thắt để thịt gà, heo vào EU
10:45 | 30/09/2020
DNTH: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các dự án được đầu tư theo hướng thiết lập vùng an toàn dịch bệnh, sản phẩm chất lượng cao sẽ tạo tiền đề cho các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là thịt lợn, thịt gà xuất khẩu sang thị trường EU.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, sản lượng thịt tăng lên gấp 10 lần, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và đã có sản phẩm xuất khẩu. Xét về kinh tế thì chưa lớn nhưng điều quan trọng là đã khẳng định được giá trị thương hiệu của nông nghiệp Việt Nam, không chỉ có nông sản, thuỷ sản, lâm sản mà còn có cả súc sản.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Tiến, khó khăn với chăn nuôi Việt Nam không nhỏ. Đó là chăn nuôi nông hộ, trang trại nhỏ chiếm tỷ lệ cao, năng suất thấp, giá thành cao, vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường còn tồn tại. Trong khi đó, để thịt heo, gà Việt Nam vào được EU thì phải đạt tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm, cơ sở giết mổ, truy suất nguồn gốc từ chăn nuôi, giết mổ... Đây cũng chính là nút thắt của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Đặc biệt, ngành chăn nuôi đang chịu áp lực cạnh tranh từ phía thị trường EU. Hiện, các quốc gia EU có lợi thế rất lớn về sản xuất chăn nuôi, với diện tích chăn nuôi rộng, năng lực và trình độ sản xuất cao, sở hữu các giống vật nuôi tốt, công nghệ chuồng trại, giết mổ, chế biến và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều hơn hẳn so với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các thị trường nhập khẩu đều siết chặt hơn các quy định nhập khẩu.
Dù vậy, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng có những điểm mạnh riêng và nếu tận dụng cơ hội, đầu tư nghiêm túc và liên kết sức mạnh sẽ gỡ được nút thắt khó khăn. Đây cũng chính là một trong những lý do Cục Chăn nuôi nghiên cứu, soạn thảo và đệ trình chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040, trong đó, việc liên kết các đơn vị chăn nuôi, bao gồm từ các nông hộ nhỏ lẻ cho tới doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thành chuỗi cung ứng chăn nuôi là rất quan trọng.
Để từng bước tháo gỡ nút thắt, nhiều địa phương, doanh nghiệp cũng đã đầu tư nhiều mô hình chế biến theo công nghệ cao. Mới đây tại tỉnh Đắk Lắk dự án "Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao DHN Đắk Lắk" do Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Hùng Nhơn Group đầu tư cũng vừa khởi công. Dự án này được xem là điển hình có thể giải quyết đúng những nút thắt của ngành chăn nuôi Việt Nam, đó là giải được bài toán cung cấp nguồn giống lợn, gà năng suất cao, xây dựng nhà máy giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, dự án DHN Dắk Lắk đã giải quyết đúng những nút thắt của ngành chăn nuôi Việt Nam, đó là giải được bài toán cung cấp ổn định nguồn giống lợn, gà năng suất cao; xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo ra chuỗi liên kết để phát triển bền vững từ con giống - thức ăn - giết mổ, chế biến - phân bón hữu cơ theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Dự án HDN Dăk Lăk khởi công |
Ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết: "Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 66 triệu USD, tương đương 1.500 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2025. Tổ hợp có quy mô sử dụng đất khoảng 200ha, trong đó gồm Khu trang trại, chăn nuôi heo giống cụ kỵ được chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, có diện tích khoảng 80ha; Khu trang trại chăn nuôi gà giống khoảng 30ha; Nhà máy giết mổ heo thịt và sản xuất phân bón khoảng 15ha; Khu điều hành và hỗ trợ dịch vụ khoảng 20ha.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo ra nguồn cung cấp heo giống chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với công suất chăn nuôi 2.500 con heo cụ kỵ và ông bà, cung cấp cho thị trường khoảng 25.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị. Đây cũng là mô hình canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh khoảng 30ha; đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khoảng 25ha, thân thiện với môi trường”. Đặc biệt, theo xu thế ứng dụng công nghệ 4.0, toàn bộ quy trình chăn nuôi tại dự án được ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống trang trại của dự án được vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0, được cung cấp bởi tập đoàn Skiold (Đan Mạch).
Dự án cũng tạo cơ hội việc làm cho khoảng 300 lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại”, ông Hùng khẳng định.Trong chiến lược dài hạn, DHN Dắk Lắk cũng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Đắk Lắk và các vùng phụ cận.
Cũng ngày 25/9 qua, thông tin từ Tập đoàn Masan tại Long An cho hay, Tổ hợp chế biến thịt của Công ty TNHH MEATDeli Sài Gòn cũng vừa hoàn tất, dự kiến đầu tháng 10 tới, sẽ chính thức khai trương đưa vào vận hành. Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli có tổng vốn đầu tư đăng ký 1.800 tỉ đồng, trên quy mô hơn 20 ha tại Khu công nghiệp Tân Đức (Đức Hòa, Long An). Trong giai đoạn 1, tổng đầu tư đến nay đã lên 1.400 tỉ đồng trên 10 ha.
Đại diện Tập đoàn Masan tại Long An thông tin, đây là dây chuyền chế biến thịt tại MEATDeli Sài Gòn được Marel -Hà Lan cung cấp , cam kết xây dựng hệ thống chất lượng BRC và đã đạt được chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, do chính các chuyên gia đến từ EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Sau khi chế biến, thịt sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh 9 ngay tại nhà máy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giữ dưỡng chất cùng độ ngon của thịt, sản phẩm thịt mát MEATDeli được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 - 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng và có thời hạn sử dụng lên đến 9 ngày.
Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ liên kết với 200 trang trại gà lông màu trên toàn quốc, qua đó có thể cung cấp cho thị trường lên tới 60 triệu con gà mỗi năm, Tập đoàn Mavin đã ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác cung cấp thiết bị chuồng trại hàng đầu trên thế giới như Big Dutchman, Fancom, Roxell… là những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về thiết bị chuồng trại chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt để hỗ trợ các hộ nông dân tiếp cận với mô hình chuồng trại hiện đại, chăn nuôi công nghệ cao, tự động hóa.
Ông Gabor Fluit – Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus khu vực châu Á cho biết, hiện nhu cầu của người chăn nuôi Việt Nam ngoài thức ăn tốt còn cần nguồn giống chất lượng, đặc biệt là sau khi bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi, nhu cầu tái đàn, con giống tốt rất cao, vì vậy việc đầu tư một khu chăn nuôi, sản xuất con giống chất lượng cao là rất quan trọng. Ông Gabor Fluit cũng nói thêm: ‘"Dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm, khiến lợn chết rất nhanh đối với cả heo thịt và heo nái. Hiện Hà Lan, Việt Nam cũng tham gia hiệp định thương mại tự do, nếu ngành chăn nuôi không đáp ứng được chất lượng thì khả năng cạnh tranh rất khó. Việc đầu tư năng suất cao sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho ngành chăn nuôi heo của Việt Nam" .
Theo DNSG
Tái thiết ngành hồ tiêu theo hướng bền vững
DNTH: Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu đã có những bước phát triển trở lại sau khi dịch bệnh gần như xóa sổ cây hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào những năm 2018-2019. Cùng với đó, giá hồ tiêu đang đang ở...
Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'
DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.
Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện
DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.
Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn
DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...