Gốm Bát Tràng và những câu chuyện nghề

20:38 | 15/01/2023

DNTH: Đã thành thông lệ, mỗi dịp cuối năm, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bằng gốm sứ của người Việt tăng đột biến. Một số sản phẩm như bát đĩa dùng trong bữa ăn, các loại ấm chén dùng pha trà, hay những loại bình, chậu gốm đựng hoa, cây cảnh và các loại đồ dùng trang trí nhà bằng gốm đều rất được ưa chuộng.

Gốm Bát Tràng

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng. Trải qua nhiều thế kỷ từ khi hình thành, sản phẩm gốm Bát Tràng luôn được đánh giá cao về chất lượng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại như: gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí. Các sản phẩm gốm, sứ Bát Tràng đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỗi sản phẩm tại làng gốm Bát Tràng đều chứa đựng tâm huyết của người thợ làm gốm và được trải qua các công đoạn cực kỳ tỉ mỉ, khắt khe.

Một quy trình làm gốm đầy đủ có rất nhiều bước. Mỗi bước đều yêu cầu sự tập trung và chính xác cao. Nhờ việc tuân thủ nghiêm khắc quy tắc mới tạo ra được các sản phẩm hoàn hảo được nhiều người ưa chuộng như hiện nay.

Bước đầu tiên là tạo dáng cho sản phẩm, thông thường có hai cách để tạo hình cho đồ gốm. Có thể tạo khuôn bằng cách in hoặc đổ rót đất làm gốm. Đối với phương pháp in, đất sét sẽ được cho vào khuôn máy in. Sau đó máy dập từ trên xuống dưới tạo thành hình. Cách này thường được áp dụng để làm bát đĩa. Còn cách đổ rót, người thợ chỉ cần hòa lỏng đất sét rồi rót vào khuôn có sẵn. Để khô tự nhiên là được khuôn hình như đúng ý muốn.

Sau khi lấy ra khỏi khuôn, người thợ sẽ cắt tỉa những phần bị dư. Làm sạch bề mặt rồi nối các bộ phận riêng rẽ vào với nhau. Sáng tạo cho đồ gốm Bát Tràng bằng cách trạm trổ hoặc đắp nối thêm họa tiết. Tiếp theo là đưa sản phẩm vào lò nung sơ. Sau khi nung sơ, người thợ làm gốm sẽ phủ men và vẽ các hoạt tiết trang trí. Các loại men phổ biến được sử dụng là men thủy tinh, men nâu gốm, men rạn, men ngà,… tùy từng loại men để điều chỉnh nhiệt độ nung và môi trường phù hợp. Sản phẩm đặt trên các tấm kê chịu nhiệt và được xếp theo từng tầng, người thợ sẽ sử dụng ray trượt để đưa sản phẩm vào lò. Thời gian nung sản phẩm có thể lên tới 12 tiếng. Thậm chí là gần 1 ngày. Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là những loại gốm sứ Bát Tràng được phủ men. Cuối cùng là phân loại sản phẩm đã hoàn thành, những người thợ làm gốm sứ Bát Tràng luôn kỹ tính trong việc kiểm tra sản phẩm. Các sản phẩm sau khi nung sẽ được lựa chọn và phân loại cẩn thận sau đó xuất xưởng.

Những sản phẩm từ làng gốm Bát Tràng đều được ưa chuộng bởi mẫu mã đẹp, độc đáo. Lớp men phủ đồ gốm luôn sáng bóng. Họa tiết sắc nét, lưu giữ được màu lâu dài theo thời gian.

Ảnh 3..Những sản phẩm được trưng bày tại triển lãm
Những sản phẩm được trưng bày tại triển lãm.

Gần đây, sản phẩm gốm Bát Tràng đã góp mặt tại gian trưng bày của “Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX” tại Hà Nội. Những sản phẩm gốm tại triển lãm đem đến sự hấp dẫn cho du khách từ kiểu dáng đến cách trang trí hoa văn. Và điều làm nên sự độc đáo cho gốm Bát Tràng tại triển lãm lần này là các sản phẩm trưng bày ở đây được làm hoàn toàn bằng thủ công.

Độc lạ, sắc men gốm

Theo như lời giới thiệu, chúng tôi tìm về thăm xưởng gốm của anh Phạm Minh Quang - thợ lành nghề và là người làm nên các sản phẩm gốm trưng bày tại “Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX”. Xưởng gốm của anh Quang nằm khiêm tốn trong ngõ nhỏ ở Làng. Nhưng ít ai biết rằng, ngay tại nơi đây, rất nhiều sản phẩm gốm do gia đình anh làm ra đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Ảnh 4. Thợ lành nghề Phạm Minh Quang đang hoàn thiện sản phẩm gốm
Thợ lành nghề Phạm Minh Quang đang hoàn thiện sản phẩm gốm.

Men theo con đường làng quanh co, chúng tôi tìm đến xưởng gốm của thợ lành nghề Phạm Minh Quang trong những ngày bận rộn cuối năm. Vừa tiếp đón chúng tôi, anh vừa chăm chút để hoàn thiện các sản phẩm cho kịp tiến độ. Anh Quang chia sẻ, điều làm nên sự độc đáo cho các dòng sản phẩm gốm của anh thứ nhất nằm ở loại men.

Men gốm được kế thừa từ những loại men truyền thống và hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, không hề pha tạp. Đặc biệt là cách sử dụng dòng men hỏa biến. Mặc dù có rất nhiều dòng sản phẩm sử dụng cách làm men độc đáo này tuy nhiên anh Quang cho biết, ra lò một sản phẩm với màu men ưng ý cần rất nhiều công sức. Vì men hỏa biến đúng như tên gọi của nó, là loại men có sự biến hóa theo nhiệt độ trong lò nung. Khi đó người thợ phải đắp men lên những chỗ mà bản thân muốn có sự thay đổi và đưa vào lò nung. Điều thú vị là ngay cả người thợ cũng không thể biết chắc được men gốm sẽ biến đổi theo màu sắc như thế nào mà chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm lâu năm để phán đoán và điều chỉnh nhiệt độ.

Để có được một dòng men mang thương hiệu riêng của mình anh Quang cho biết, bản thân đã phải đánh đổi rất nhiều từ thời gian đến công sức thậm chí là thiệt hại nhiều về kinh tế để rút ra được kinh nghiệm.

Điểm thứ hai khiến cho dòng gốm của gia đình anh Quang có sự khác biệt đó chính là sản phẩm được làm ra hoàn toàn bằng thủ công, mẫu mã được sáng tạo giao thoa xen lẫn nét truyền thống và hiện đại. Anh Quang cho biết, hiện nay công việc nặn, khắc, vẽ trang trí các hoạt tiết gốm thủ công bằng tay không phải là điều hiếm, mà còn có rất nhiều xưởng sản xuất ở Bát Tràng cũng làm tương tự. Tuy nhiên, để không bị hòa lẫn, mình phải luôn cố gắng học hỏi và kết hợp hài hoà tạo nên dấn ấn riêng. Theo anh, nét truyền thống xuất phát ngay từ những nguyên liệu làm men, cùng với đó là những hoa văn trang trí quen thuộc và gần gũi với văn hóa dân tộc. Sự hiện đại đến từ cách pha màu, phối màu sao cho sản phẩm khi ra lò có màu sắc bắt mắt, độ đậm nhạt khác nhau.

Ảnh 6. Sản phẩm gốm tại cơ sở gốm của a Quang đang đợi khô tự nhiên
Sản phẩm gốm tại cơ sở gốm của anh Quang đang đợi khô tự nhiên.

Đợt vừa qua, xưởng của anh cũng đã xuất sang Mỹ và một số nước châu Âu một lô hàng các sản phẩm gốm khá lớn. Anh Quang cho hay: “khách nước ngoài khi đến đây tham quan họ nhìn thấy sản phẩm của mình làm hoàn toàn thủ công thì ưng lắm nên họ đặt mua.”

Ảnh 7. Những câu chuyện Phật giáo được đưa lên sản phẩm gốm 2
Những câu chuyện Phật giáo được đưa lên sản phẩm gốm.

Mặc dù rất tâm huyết với nghề làm gốm nhưng anh Quang vẫn không khỏi lo lắng, băn khoăn về những kế hoạch sắp tới. Giữa lúc tình hình kinh tế - xã hội cả trong và ngoài nước có nhiều biến động, bài toán về việc đưa được các sản phẩm gốm của xưởng tiếp cận rộng hơn đến với khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tìm được một người thợ có tay nghề cao để phụ giúp cho xưởng gốm cũng không hề dễ dàng. Theo lời anh Quang, hiện nay những thợ có tay nghề tốt thì họ đòi hỏi mức đãi ngộ rất cao. Còn những thợ mà mình đáp ứng được đãi ngộ thì tay nghề lại không đảm bảo. Chính vì vậy, việc có thể tìm ra thợ mới để truyền, dạy nghề là rất gian nan.

ẢNh 8. Tượng phật gốm
Tượng phật gốm.

Dù biết vẫn còn nhiều khó khăn nhưng anh Quang rất kỳ vọng vào tương lai của gốm thủ công, khi mà những sản phẩm do anh tạo ra tại triển lãm của “Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX” vừa qua đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khách bốn phương.

Ảnh 9. Câu chuyện Phật giáo được đưa lên từng sản phẩm gốm
Câu chuyện Phật giáo được đưa lên từng sản phẩm gốm.

Nghệ thuật không chỉ đơn thuần là cái đẹp mà nó còn bao hàm cả nội dung và thông điệp mà người thợ muốn truyền tải. Mong rằng, những người thợ lành nghề như anh Quang không chỉ là người thợ lưu giữ những nét đẹp của làng truyền thống mà hơn hết ở họ sẽ luôn tràn ngập tình yêu với nghề gốm và có thật nhiều ý tưởng để sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Bắc Giang: Phát huy tiềm năng, bứt phá kinh tế - xã hội sau sáp nhập

DNTH: Ngay sau khi sáp nhập, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Bắc Giang đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định hoạt động và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thành phố tận...

Độc đáo mô hình 'lúa gọi sếu về’

DNTH: Mô hình sinh thái 'lúa gọi sếu về' tại Đồng Tháp trở thành điểm nhấn trong việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo tồn sinh cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim.

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

XEM THÊM TIN