Hà Giang: Trên 5.000 ha chè được cấp chứng nhận chè hữu cơ
17:21 | 20/10/2023
DNTH: Lào Cai hiện có trên 21.500 ha trồng chè, trong đó có trên 5.000 ha chè được cấp chứng nhận chè hữu cơ (chiếm trên 26,3% diện tích cho thu hoạch).
Theo báo cáo của ngành chức năng, tính đến thời điểm tháng 6/2023, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt trên 21.500ha, trong đó có trên 19.000ha cho thu hoạch và được trồng tập trung tại 5 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên; năng suất chè đạt bình quân 37,04 tạ/ha và sản lượng chè búp tươi đạt trên 72.300 tấn/năm; trong đó có trên 5.000ha chè được cấp chứng nhận chè hữu cơ (chiếm trên 26,3% diện tích cho thu hoạch).
Các diện tích chè của Hà Giang chủ yếu là chè Shan tuyết và chè Shan tuyết cổ thụ, chiếm trên 90% diện tích. Hiện chè Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, vùng chỉ dẫn địa lý được cấp cho khu vực trồng và chế biến chè Shan Tuyết của 44 xã thuộc các huyện: Bắc Quang (4 xã), Quang Bình (8 xã), Vị Xuyên (8 xã), Hoàng Su Phì (11 xã), Xín Mần (11 xã) và thành phố Hà Giang (2 xã). Đây là thành quả kết tinh cho sự nỗ lực của các cấp, ngành sau nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn, phục tráng nguồn gen quý, giống chè Shan tuyết cổ thụ. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển mới, giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm chè Shan Tuyết Hà Giang.
Chè Shan tuyết Hà Giang có các đặc điểm đồng đều về màu sắc và kích thước, búp chè xoăn chặt, non, thô, bạc cánh (có tuyết), cánh chè to, tròn. Đặc biệt, khi pha chè nước sánh, màu xanh vàng bắt mắt, mùi thơm tự nhiên, vị chát dịu và có vị ngọt hậu dễ chịu, đặc trưng cho sản phẩm, hài hòa giữa vị và mùi thơm.
Chất lượng của chè Shan tuyết Hà Giang được thể hiện ở các chỉ tiêu sinh hóa, cụ thể: Hàm lượng tro tổng số từ 4,87 - 6,49%, hàm lượng tanin từ 27,22 - 38,88%, hàm lượng cafein từ 2,30 - 4,19%, hàm lượng tro tổng số từ 58,31 - 66,52%, hàm lượng chất chiết trong nước từ 38,32 - 47,79%.
Mỗi năm, chè Shan tuyết cho thu hoạch 4 đợt. Đợt đầu là đợt chè ngon nhất vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4; đợt thứ 2 vào tháng 5, tháng 6; đợt thứ 3 là vào tháng 8; đợt thứ 4 vào tháng 10, 11. Chè Shan tuyết gồm 2 loại chính là chè lá to mọc nhiều ở vùng Bó Đướt, Thượng Sơn (Vị Xuyên) và chè lá nhỏ có tán hình mâm xôi.
Trong những năm qua, Hà Giang luôn xác định chè là cây trồng chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, công tác trồng mới và đầu tư khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh, thu hái và chế biến chè luôn được tỉnh quan tâm bằng các cơ chính sách phù hợp như: Hỗ trợ lãi suất cho người trồng chè để mở rộng diện tích; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh và cải tạo các vườn chè già cỗi; ưu tiên, hỗ trợ các cơ sở chế biến chè trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự án: Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm chè Shan tuyết nhằm bảo hộ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng và sản xuất, góp phần nâng cao giá trị, phát huy danh tiếng của sản phẩm chè Shan Tuyết Hà Giang.
Việc nâng cao năng lực quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lí chè Shan Tuyết “Hà Giang” sẽ đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp thương hiệu “Chè Shan tuyết Hà Giang” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chè; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép thương hiệu, đảm bảo sản phẩm mang thương hiệu “Chè Shan tuyết Hà Giang” đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về xuất xứ, chất lượng nhằm duy trì danh tiếng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2025, trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ triển khai thực hiện mỗi năm trồng mới 500 ha chè, trong đó trồng thay thế diện tích chè già cỗi khoảng 50ha, trồng dặm do chè bị mất khoảng từ 200 - 300 ha, còn lại là các diện tích chè trồng mới. Phấn đấu đưa cây chè thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.
Vì vậy, để khai thác và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè, UBND tỉnh Hà Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ các sản phẩm chè búp tươi tại 5 huyện trồng chè của tỉnh đều phải đạt chất lượng về an toàn thực phẩm và hình thành chuỗi giá trị giữa các cơ sở chế biến với vùng sản xuất.
Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã triển khai các giải pháp phục vụ cho Đề án phát triển cây chè, giai đoạn 2021 - 2025 mà UBND tỉnh đã đề ra.
Bước đầu triển khai thành lập 22 cơ sở sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại 5 huyện trồng chè, tổ chức các lớp tập huấn cho người nông dân tại các huyện trồng chè và các cơ sở chế biến chè theo hướng an toàn, xây dựng Trạm Quản lý chất lượng chè tại huyện Bắc Quang.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- chè Shan tuyết cổ thụ /
- giá chè /
- chè /
- Chè Shan tuyết /
- chè hữu cơ /
- Hà Giang /
- VietGAP /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...