Hà Nội cần trình Chính phủ về Luật Thủ đô (sửa đổi) trước tháng 3/2022

09:50 | 31/10/2021

DNTH: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV; trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2023. Để thực hiện được tiến độ này, Hà Nội phải phấn đấu trình Chính phủ trước ngày 1/3/2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Viết Thành.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Viết Thành.

Chiều 30/10, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.

Hội nghị do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chủ trì.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Luật Thủ đô năm 2012 được Trung ương quan tâm chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương ủng hộ và được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày 21/11/2012, với mong muốn là một đạo luật quan trọng có tính chất đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua 8 năm thi hành, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thi hành không cao, dẫn đến khó đi vào cuộc sống.

Hiện nay, Hà Nội đang nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô, yêu cầu của Đảng, Nhà nước và mong muốn của Nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Viết Thành.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Viết Thành.

Việc cần sửa đổi là do Luật Thủ đô năm 2012 còn mang tính nguyên tắc, có tính mục tiêu, định hướng chung, mà chưa có những quy định cụ thể để áp dụng trực tiếp, xử lý các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại (như vấn đề ùn tắc giao thông, thoát nước, xử lý nước thải, nhà tập thể cũ, di dời các cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, cơ sở đại học, chỉnh trang, tái thiết bộ mặt đô thị…) hoặc những vấn đề mới phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô. 

Luật cũng chưa có những quy định mang tính đặc thù, vượt trội đúng với vị trí, vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững…

Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô. Ảnh: Viết Thành
Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô. Ảnh: Viết Thành.

Cần tầm nhìn bao quát, phát triển thành Thành phố kết nối vào 2045

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV; trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2023. Để thực hiện được tiến độ này, Hà Nội phải phấn đấu trình Chính phủ trước ngày 1/3/2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Luật Thủ đô năm 2012 có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng quá trình triển khai, tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, tồn tại, còn chủ yếu mang tính chất khung, nguyên tắc, định hướng, tính hiện thực còn hạn chế; thậm chí một số khoản, điều của luật khác ban hành sau cao hơn Luật Thủ đô. Mục tiêu tạo đột phá cho Thủ đô phát triển của Luật Thủ đô năm 2012 chưa đạt được. 

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội phải làm rõ được những hạn chế tồn tại, nhất là trả lời được câu hỏi tại sao quan trọng như Luật Thủ đô với nhiều điều khoản có tính mở đường, nhưng không đáp ứng được mục đích, yêu cầu; nguyên nhân do các điều luật hay do cách thức tổ chức thực hiện…

Đồng chí Vương Đình Huệ chỉ đạo các cơ quan, viện nghiên cứu của Quốc hội phải sát cánh, hỗ trợ thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đồng chí tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tích, bảo vệ Thủ đô tuyệt đối an toàn, thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid - 19.

Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có tầm nhìn bao quát, tương xứng với tiến trình phát triển của đất nước, của Thủ đô mạnh mẽ, toàn diện gắn với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; bao hàm các quy định về thiết chế, quyền hạn có tính đặc thù, phương thức vận hành, quản trị thành phố theo hướng “xanh - văn minh - hiện đại” gắn với chính quyền đô thị; có tầm nhìn dài hạn theo các mốc mục tiêu như Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển Thủ đô trở thành thành phố kết nối toàn cầu vào năm 2045.

Tại hội nghị,  Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trân trọng cảm ơn và tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội nghị, trên cơ sở đó sẽ tập trung chỉ đạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô. Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ý kiến góp ý của các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu để hoàn thiện hồ sơ bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Bộ Chính trị theo kế hoạch.  

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

XEM THÊM TIN