Hà Nội: Không để xảy ra khan hàng, sốt giá dịp Tết
17:54 | 04/11/2021
DNTH: Nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp thương mại sẽ tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chủ động nguồn hàng, không để xảy ra khan hàng, sốt giá.

Cụ thể, sẽ tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, gồm gạo, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi. Các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, gồm nông, lâm, sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát. Mặt hàng hoa tươi, may mặc, điện máy cũng được các doanh nghiệp chú trọng dự trữ.
Thông tin về kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, quyền Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để bảo đảm nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, sở đẩy mạnh phối hợp với các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… đưa nguồn hàng các tỉnh, thành phố về Thủ đô tiêu thụ.
Thực tế cho thấy, diễn biến dịch Covid - 19 còn phức tạp, hoạt động mua sắm hàng hoá trong dịp Tết 2022 luôn thu hút đông người dân, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Để bảo đảm không thiếu hàng, Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị phương án bảo đảm hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch Covid - 19.
“Trong trường hợp cần thiết, khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu…”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Doanh nghiệp "nước rút" chuẩn bị nguồn hàng
Các doanh nghiệp tại Hà Nội hiện đang “nước rút” chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết.
Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, để chuẩn bị tốt nguồn hàng phục vụ Tết Nhâm Dần, doanh nghiệp đã có kế hoạch phối hợp các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu lên gấp đôi, qua đó chủ động nguồn cung dự trữ điều tiết giá hàng hóa Tết.
Đơn vị cũng tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên thêm từ 5 đến 10 lần so với các tháng trong năm, nhất là nhóm hàng thực phẩm Tết để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Theo Phó Tổng Giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm, Hapro đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần với giá trị hàng hóa tương đương Tết Nguyên đán 2021. Ngoài nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của thành phố, doanh nghiệp đã chuẩn bị các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến mang thương hiệu Hapro như gạo Hapro Đồng Tháp, hạt điều rang muối, xúc xích, chân giò hun khói… bên cạnh đó là các loại đặc sản vùng miền cũng được doanh nghiệp chú trọng.
Đặc biệt, để hạn chế tập trung đông người mua sắm, góp phần ngăn chặn dịch Covid - 19, Hapro sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng online thông qua thương mại điện tử.
Đại diện phía siêu thị Big C cho biết, lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nhâm Dần của doanh nghiệp dự kiến tăng 5 - 7% so với kế hoạch Tết 2021, trong đó, tập trung vào nguồn hàng trong nước, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng truyền thống./.

Lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ
DNTH: Giá lúa gạo mấy ngày nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, các mặt hàng gạo tương đối bình ổn, lúa tươi có xu hướng tăng, gạo nguyên liệu xuất khẩu nhích nhẹ so với cuối tuần.

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam
DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá
DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ
DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng
DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...