Hà Nội: Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ

15:40 | 26/05/2020

DNTH: Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, với mục tiêu đến năm 2025 hỗ trợ để hình thành và phát triển được 200 doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy vậy, đến nay, số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ, sức cạnh tranh vẫn còn ở mức khiêm tốn. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Internet)

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Quốc Hà, đến nay, Hà Nội có 70 doanh nghiệp khoa học công nghệ, đứng thứ hai cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp khoa học công nghệ của Hà Nội chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, y tế, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường..

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ được cấp giấy chứng nhận còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô - vốn là trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu, nơi tập trung tiềm lực khoa học công nghệ mạnh nhất cả nước. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, trung bình trong 3 năm gần đây, mỗi năm Hà Nội có khoảng 20 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, nhưng trong đó chỉ có 9-10 doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Để đạt mục tiêu sẽ hình thành và phát triển được 200 doanh nghiệp khoa học công nghệ trong 5 năm tới, ngày 28-2-2020 vừa qua, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND về việc Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. Theo kế hoạch, thành phố sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học công nghệ đã được chứng nhận hoàn thiện, đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển bền vững doanh nghiệp... Đặc biệt, việc ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của thành phố.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lưu Hải Minh cho rằng, việc thành phố ban hành kế hoạch bài bản để hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ rất cần sự đầu tư, hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện tối đa để đẩy mạnh các hoạt động tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cho cộng đồng. Do đó, ông Lưu Hải Minh kiến nghị, chính quyền các cấp của thành phố cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ - đặc biệt là nguồn vốn, để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển sản xuất, đồng thời thương mại hóa sản phẩm.

Thông tin về việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, thành phố đang yêu cầu các sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, nhằm tác động rõ nét tới sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Theo đó, sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định mới về chứng nhận và hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển, nhằm hình thành lực lượng doanh nghiệp tiên phong, dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ.

Hà Trần (T/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tập đoàn Sơn Hải thắng thầu dự án tại Phú Yên với mức giảm 12,5%

DNTH: Dự án tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An – TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1), vừa chính thức xác định nhà thầu thực hiện.

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

XEM THÊM TIN