Hà Nội quyết tâm cao nhất để sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh

13:22 | 07/08/2021

DNTH: Hà Nội đã bước sang ngày 15 của đợt giãn cách để phòng, chống dịch Covid - 19. Nhiều chỉ đạo quyết liệt được Thành phố ban hành nhằm kích hoạt công tác phòng dịch cao nhất, tận dụng tối đa nguồn lực, “thời gian vàng” của các ngày giãn cách để tổng lực tấn công, quyết tâm dập dịch trên địa bàn.

 

Ngày 3/8, UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) đã áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với chợ Long Biên để thực hiện phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Gia Huy
Ngày 3/8, UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) đã áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với chợ Long Biên để thực hiện phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Gia Huy

Sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ

Hôm nay 7/8, Hà Nội bước sang ngày thứ 15 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của UBND TP. Hà Nội, đợt giãn cách này sẽ tiếp tục kéo dài đến 6h00 ngày 23/8/2021 theo Công điện 18/CĐ-UBND được Thành phố ban hành chiều qua 6/8.

Trong 15 ngày giãn cách, Hà Nội đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để tấn công, quyết tâm dập dịch. Đánh giá của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.

Làm việc tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid - 19 thành phố Hà Nội sáng 4/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid - 19 nhấn mạnh, Hà Nội luôn là địa bàn có nguy cơ dịch xâm nhập rất cao. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị và nhân dân Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để khống chế, kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Phó Thủ tướng đánh giá thành phố Hà Nội đã có quyết định đúng, sáng tạo trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, Hà Nội cần sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải quán triệt tinh thần “rõ - nghiêm - chắc - hiệu quả”, nỗ lực, cố gắng kiểm soát dịch, khẩn trương hình thành những vùng an toàn vững chắc.

"Nhiều quyết định đúng, sáng tạo trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch" - đánh giá của lãnh đạo Chính phủ cho thấy Hà Nội đang đi đúng hướng để quyết tâm khoanh vùng, dập dịch. Thành ủy, UBND Thành phố  đã ký ban hành 5 công điện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố cùng hàng chục văn bản chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong phòng, chống dịch.

Thành phố đã kích hoạt công tác phòng dịch cao nhất, tận dụng tối đa nguồn lực, “thời gian vàng” của các ngày giãn cách để tổng lực tấn công, khoanh vùng, truy vết các ca bệnh, quyết tâm dập dịch trên địa bàn.

Hoàng Mai là quận đầu tiên của thành phố Hà Nội thiết lập
Hoàng Mai là quận đầu tiên của thành phố Hà Nội thiết lập "vùng xanh" an toàn tại khu dân cư nhằm chống lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài. Ảnh: VGP/Gia Huy

Phát huy vai trò "tư lệnh" trong chống dịch tại địa bàn

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, quyết định áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg đã được chuẩn bị kỹ, có kịch bản tương ứng để bảo đảm việc thực hiện ít xáo trộn nhất cho đời sống nhân dân và phát huy hiệu quả cao. Ngay trước khi thực hiện giãn cách xã hội lần này, thành phố đã áp dụng các biện pháp tiệm cận. Qua đó cho thấy, không chỉ cấp ủy, chính quyền thành phố đã có sự chuẩn bị nhằm bảo đảm đời sống nhân dân, mà bản thân người dân cũng làm quen và dần thích nghi.

Chỉ  đạo xuyên suốt của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội trong 15 ngày Hà Nội giãn cách gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với công tác phòng, chống dịch, phải đảm đương thật tốt vai trò “tư lệnh”, quán xuyến toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn... cụ thể, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ chốt toàn thành phố phải nắm bắt ngay yêu cầu mới, bám sát địa bàn phụ trách, trọng tâm là siết chặt kỷ cương, kỷ luật, tất cả nhằm bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng người dân.

Mỗi địa bàn phải tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai kịp thời, hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 17/CT-UBND và xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra tình trạng “ngoài chặt, trong lỏng” bởi đây vẫn là hạn chế, nhất là cấp cơ sở.

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, trực tiếp là người đứng đầu phải công khai số điện thoại trực đường dây nóng và trực phòng, chống dịch để người dân biết liên hệ; tổ chức trực ban 24/7 để kịp thời giải quyết công việc trong mọi tình huống. Cụ thể hóa trách nhiệm giám sát địa bàn cho từng cá nhân đồng chí cấp ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ các cấp; cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố cũng như khuyến khích các kênh giám sát của nhân dân thông qua mạng xã hội của khu dân cư địa phương.

Siết chặt kỷ luật giãn cách xã hội liên tục được Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo trong 15 ngày qua nhằm nâng cao hiệu quả chấp hành nguyên tắc giãn cách xã hội của người dân, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyết tâm tận dụng tối đa “thời gian vàng” giãn cách xã hội để đẩy lùi dịch bệnh.

Nhiều biện pháp được Hà Nội thực hiện trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội như: thần tốc trong tổ chức khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm để phát hiện các ca bệnh và trường hợp liên quan nhanh nhất; phong tỏa, cách ly các vùng có dịch, đẩy mạnh hoạt động của các tổ truy vết Covid - 19 tại cộng đồng; triển khai khai các "vùng xanh" tại địa bàn các tổ dân cư, khu nhà ở, các chung cư... ở nhiều quận, huyện để chống dịch bệnh xâm nhập.

Từng địa phương đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát trên toàn địa bàn với nòng cốt là lực lượng công an, quân đội; triển khai các chốt kiểm soát, rào chắn đến tận thôn, xóm, tổ dân phố kết hợp mạnh mẽ với tuần tra, kiểm tra, giám sát lưu động trên các tuyến đường, các khu vực công cộng...

Ở thời điểm sau 7 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, Chỉ thị số 17/CT-UBND đã phát huy hiệu quả, giúp bóc tách được nhiều ca F0 tiềm ẩn trong cộng đồng. Tuy nhiên, những ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có kiên trì thực hiện thật nghiêm, thành phố mới có cơ hội khu biệt và tìm ra hết F0.

Quận Đống Đa xây dựng mô hình “bệnh viện dã chiến” tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh để tiêm vaccine cho người dân - Ảnh: VGP/Gia Huy
Quận Đống Đa xây dựng mô hình “bệnh viện dã chiến” tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh để tiêm vaccine cho người dân - Ảnh: VGP/Gia Huy

Kéo dài giãn cách: Chủ động hơn 1 bước để chống dịch

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, biện pháp giãn cách xã hội với thành phố là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng thì Thành phố không giữ được như hiện nay.

Trước diễn biến của dịch bệnh vẫn phức tạp, UBND thành phố  đã đã có chỉ đạo từng cấp, ngành, đơn vị cần rút kinh nghiệm, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố. Trong bất cứ tình huống nào tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Thường xuyên kiểm tra, khắc phục ngay tình trạng thực hiện chưa nghiêm quy định phòng dịch tại một số cơ quan, đơn vị, bộ phận người dân.

"Khi tình hình dịch ổn định, không phát sinh thêm ca nhiễm mới cần canh gác thật chặt, bảo vệ vững chắc Thủ đô, giữ vững thành quả chống dịch, hạn chế tối đa sơ hở để dịch bệnh xâm nhập Thành phố", Chủ tịch thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Chiều 6/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND nhằm tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố để chống dịch Covid - 19 đến 6h00 ngày 23/8. Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc kéo dài giãn cách là sự chủ động, không lơ là, mất cảnh giác, chuẩn bị hơn 1 bước, để chống dịch, đợt giãn cách tiếp theo tại địa bàn Hà Nội sẽ quyết liệt, thực chất hơn. Thành phố tiếp tục giao quyền chủ động cho cơ quan, đơn vị, tùy tình hình thực tiễn có thể thực hiện cao hơn mức Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo gần đây nhất về thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế.

Từ trước đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phải có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Xử lý khẩn trương, quyết liệt khi có ca nhiễm mới; rà soát kỹ F0, cách ly triệt để các trường hợp F1, F2 và người liên quan với mục tiêu dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới. Khoanh vùng, điều tra, xử lý triệt để ổ dịch tại ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng và các ổ dịch khác trong thời gian sớm nhất, không để dịch lan rộng trên địa bàn.

Công tác lấy mẫu, xét nghiệm cũng phải tăng cường, rà soát toàn bộ trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở... và nghi nhiễm SARS-CoV-2 khác ngoài cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao.  Khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế đạt tiêu chuẩn. Tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng.

Xác định giải pháp lâu dài quyết định để đẩy lùi dịch Covid - 19 vẫn là tiêm vaccine, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo ngành y tế thành phố chuẩn bị sẵn sàng các phương án tiếp nhận và sử dụng kịp thời, hiệu quả cao nhất khi được Chính phủ phân bổ vaccine với phương châm “vaccine về tới đâu phải tiêm ngay cho người dân tới đó”.

Cụ thể là các phương án tổ chức các điểm tiêm chủng cố  định và lưu động trên toàn địa bàn thành phố với tổng số 1.200 dây truyền tiêm và 100 tổ cấp cứu lưu động tham gia ứng trực xử lý các tình huống bất thường sau tiêm. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng tiêm, đúng nguyên tắc, quy định, an toàn, hiệu quả.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, phòng, chống dịch Covid - 19 là nhiệm vụ ưu tiên số 1, nhưng đồng thời phải kiên trì thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đây chính là “mục tiêu kép” có tương quan chặt chẽ với nhau; bởi không khống chế được dịch, rất khó để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngược lại nếu vì khó khăn mà không xoay sở duy trì sản xuất thì về lâu dài sẽ thiếu nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Xem bài: Hà Nội quyết tâm cao nhất để sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử

DNTH: Những năm trở lại đây, thói quen đọc sách của độc giả bận rộn, đặc biệt độc giả doanh nhân đã có những thay đổi đáng kể. Xu hướng nghe đọc và trải nghiệm trên các nền tảng điện tử trở thành một nhu cầu và thói quen...

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng

DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ

DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều

DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

XEM THÊM TIN