Hà Tĩnh: Cảnh nhà khấm khá lên nhờ trồng nhiều loại nấm ngon

21:13 | 24/09/2019

DNTH: Tận dụng diện tích đất vườn, nguồn nguyên liệu sẵn có, chị Trần Thị Hậu (xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã học cách trồng nấm và bắt tay vào trồng nấm. Từ mô hình trồng nấm này chị đã bỏ túi hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Năm 2014, chị Hậu được tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm do xã Hương Bình tổ chức và tham quan một số mô hình trồng nấm có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thấy được hiệu quả từ mô hình này, cùng với có mặt bằng, nguồn nguyên liệu sẵn có… chị đã trồng nấm tại gia đình.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 1

Chị  Hậu bắt đầu một vụ trồng nấm mới. Ảnh: N. Duyên.

Chia sẻ về quá trình trồng nấm, chị Hậu cho hay: Lúc đầu tôi vừa học vừa làm, trên trung tâm học như thế nào thì về nhà tôi cũng thực hành lại như vậy. Đến lúc, ở trung tâm có nấm thu hoạch thì ở nhà tôi cũng có nấm thu hoạch. Quá trình vừa học vừa thực hành nên rút ra được kinh nghiệm trồng nấm.

Thời gian đầu khi mới bắt đầu trồng nấm, chị Hậu chỉ mới trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ sau đó khi có nhiều kinh nghiệm hơn chị trồng thêm nấm sò, nấm mỡ…Hiện nay mô hình trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị cũng như các thành viên trong tổ hợp tác.

Tại cơ sở trồng nấm, ngoài hai lao động chính là chị cùng chồng thì có khoảng 10 người làm theo thời vụ (thời điểm đóng bịch, băm, ủ rơm). Còn quá trình chăm sóc nấm thì chỉ cần khoảng 3 người làm là đủ. 

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 2

Quá trình cho phôi nấm vào bịch trước khi ủ nấm. Ảnh: N. Duyên.

Chị Hậu chia sẻ: Việc trồng nấm cũng không quá cầu kỳ. Ở nông thôn đất vườn khá rộng nên mình tận dụng được, mỗi ngày chỉ mất 1 - 2 giờ chăm sóc, tranh thủ buổi trưa sau khi đi làm đồng hoặc buổi tối nên không tốn công sức. Nguồn nguyên liệu trồng nấm cũng sẵn có như rơm rạ, mùn cưa...và đặc biệt là tận dụng được sức lao động nhàn rỗi...

Theo chị Hậu, kỹ thuật trồng nấm cũng khá đơn giản. Với nấm rơm thì rơm sau khi được ủ, đảo rơm, băm rơm cho nhỏ, sau đó ủ tiếp . Sau 8 ngày sẽ tiến hành cấy phôi giống nấm rơm. Còn các loại nấm khác thì phải mua mùn cưa về xử lý, khử trùng, ủ rồi đóng bịch để trồng nấm.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 3

Nấm sau khi được đóng bịch sẽ dduocj cho vào lò hấp để ủ. Ảnh: N. Duyên.

Chị Hậu cho biết, thông thường, một vụ nấm bắt đầu tháng 9, đến khoảng 15/ 10 là nấm bắt đầu cho thu hoạch. Nấm được thu hoạch đến tháng 4 năm sau. Khi nấm đã cho thu hoạch thì cứ 5 - 7 ngày sẽ thu hoạch một lứa. Với cơ sở của chị Hậu, ngày ít nhất cũng thu được 5 - 7kg, có ngày nhiều thì cả tạ nấm.

Giống nấm được chị lấy tại Trung tâm nấm của Hà Tĩnh và liên kết với công ty Phú Cường Đạt để bao tiêu sản phẩm. Do điều kiện thời tiết nên ở địa phương nấm chỉ trồng được trong 6 tháng, còn những tháng nắng nóng thì nấm không phát triển được.

Chị Hậu và các thành viên tổ hợp tác trồng nấm đang bán nấm với giá trung bình từ 30 - 50.000 đồng/kg tùy loại. Với cơ sở trồng nấm của mình mỗi tháng chị Hậu thu về hơn 10 triệu đồng.

Để đủ nguyên liệu cho quá trình trồng nấm, gia đình chị Hậu làm 7 sào lúa, hằng năm chị còn phải mua thêm một mẫu rơm để dự trữ.

Theo thời gian, số lượng nấm và chủng loại nấm chị Hậu trồng cũng được tăng lên. Nếu năm 2014, chị Hậu chỉ mới làm được 1.000 bịch nấm sò và mộc nhĩ. Thì đến năm 2015, đã làm được 3.000 bịch nấm sò, 1.000 bịch nấm mộc nhĩ.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 4

Khi phôi nấm phát triển tốt, những bịch nấm sẽ được treo lên, chờ đến ngày thu hoạch nấm. Ảnh: N. Duyên.

"Để giảm giảm chi phí và tận dụng những nguyễn liệu sẵn có tại địa phương, năm 2018, tôi  đã trồng thử nấm từ nguồn nguyên liệu là bã mía, lõi ngô. Theo đó, mẫu mã, chất lượng nấm thu được cũng giống như nấm được trồng từ các nguồn nguyên liệu như mùn cưa" - chị Hậu cho biết thêm.

“Năm 2016, làm nấm thất bại hoàn toàn do thời tiết mưa lũ, cứ làm mẻ nào là hỏng mẻ đó. Năm đó, coi như mất trắng, lãi ngân hàng thì vẫn phải đóng nên thời gian đó tôi cũng khá hoang mang. Nhưng sang năm 2017, tôi lại tiếp tục làm và thành công đến giờ...” - chị Hậu chia sẻ.

Hiện tại, chị vừa cấy phôi để phục vụ nhu cầu trồng nấm của gia đình, và cung cấp cho các hộ dân khác đưa về chăm sóc.

Nói về dự định sắp tới chị Hậu cho biết: Tôi đang dự định mua một chiếc máy băm bã mía và lõi ngô rồi mở rộng diện tích nhà trồng nấm.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 5

Nấm sau khi được đóng bịch, hấp thì được theo dõi sự phát triển của phôi. Ảnh: N. Duyên.

Theo chị Hậu, quá trình trồng nấm, vất vả và quan trọng nhất là khâu cấy giống và theo dõi phôi. Sau khi nấm phát triển được thì việc chăm sóc khá đơn giản. Hằng ngày, tưới nước để tạo độ ẩm cho nấm phát triển. Còn đến khi thu hoạch thì mình tận dụng thời gian nhàn rỗi. Nên khi trồng nấm chị vẫn có thể làm các công việc khác, mỗi ngày chỉ tranh thủ 1 - 2 giờ chăm sóc nấm là được.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 6

Sau khi được hấp ủ, những bịch nấm bị nấm mốc sẽ được loại bỏ. Ảnh: N. Duyên.

Để giảm thời gian chăm sóc và cung cấp độ ẩm cho nấm phát triển, chị Hậu đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho nấm.

Đợt này, chị Hậu đóng 4.000 bịch nấm, hai nhà nấm của chị chỉ treo được 2.000 bịch thôi, còn lại để những người có nhu cầu lấy về treo.

ha tinh: canh nha kham kha len nho trong nhieu loai nam ngon hinh anh 7

Nấm sò được chị Hậu cấy trên bã mía và lõi ngô. Ảnh: N.Duyên.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Khê cũng đã có nhiều hộ trồng nấm, việc tiêu thụ sản phẩm cũng khá thuận lợi, có những đợt các nhà hàng, thương lái họ về tận nhà thu mua, những đợt nhiều thì chị phải đưa đi các chợ để nhập.

Với diện tích hơn 200m2 nhà trồng nấm, mỗi năm  gia đình chị Hậu có nguồn thu hơn 60 triệu đồng. Còn các thành viên khác trong tổ hợp tác trồng nấm mỗi tháng cũng thu nhập 3 - 4 triệu đồng tùy quy mô. Nguồn thu nhập từ trồng   nấm được người dân đánh giá là cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thuần túy.

Ông Lê Đăng Lợi, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho hay: Mô hình trồng nấm tại xã Hương Bình đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn cũng đã có khá nhiều hộ dân phát triển trồng nấm. Trong đó, chị Hậu là người trồng lâu năm và có số lượng lớn nhất. Đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN