Hai tháng, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tăng 35,5%

07:55 | 06/03/2025

DNTH: Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) công bố, tính đến hết tháng 2/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn thực hiện ước đạt khoảng 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, mặc dù, tiếp đà tăng của năm 2024, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Tuy vậy, trong tổng vốn đăng ký hơn 6,9 tỷ USD, vốn đăng ký mới giảm, còn vốn đầu tư tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần lại tăng.
 
Những địa phương hút vốn FDI dẫn đầu trong 9 tháng - DNTT online

 

Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2025, có 516 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 2,19 tỷ USD, tăng 10% về số dự án và giảm 48,4% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Về điều chỉnh vốn, có 256 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 4,18 tỷ USD, tăng 42,2% về số lượt dự án và gấp gần 7,4 lần về số vốn so cùng kỳ. Trong khi đó, về góp vốn, mua cổ phần, có 553 lượt giao dịch, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 529,8 triệu USD, giảm 26,3% về số lượt và tăng 88,8% về số vốn so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, mức tăng mạnh của vốn đầu tư điều chỉnh (tăng 635,7%) và góp vốn, mua cổ phần (tăng 88,8%) đã bù đắp được mức giảm 48,4% của vốn đầu tư mới, đưa tổng vốn đầu tư của cả nước trong 2 tháng đầu năm tăng trên 35,5%. “Trong 2 tháng đầu năm, không có nhiều dự án lớn đăng ký mới, do vậy vốn đăng ký mới đã giảm so với cùng kỳ”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, 2 tháng đầu năm 2025 chỉ có 4 dự án có vốn đầu tư trên 100 triệu USD, với tổng vốn gần 502 triệu USD. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2024 có 8 dự án trên 100 triệu USD, với tổng vốn gần 2,38 tỷ USD.

“Việc số lượng dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên đã tiếp tục khẳng định Việt Nam là thị trường đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng các dự án đầu tư hiện hữu”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Hiện, các đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam vẫn là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Đứng đầu chính là nhà đầu tư Hàn Quốc. Trong 2 tháng đầu năm, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 21,7% tổng vốn đầu tư, gấp 5,4 lần cùng kỳ. Trong số này, riêng vốn đầu tư tăng thêm của Samsung Display đã là 1,2 tỷ USD.

Đứng sau Hàn Quốc là Singapore, với hơn 1,48 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư, giảm 32,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Về số dự án, Trung Quốc mới là đối tác dẫn đầu, với số dự án đầu tư mới chiếm 31% và số lượt điều chỉnh vốn chiếm 18,8%. Các nhà đầu tư Hàn Quốc dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 27,1%).

Xét theo ngành, 2 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 4,72 tỷ USD, chiếm gần 68,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 50,6% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học - công nghệ; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 354,6 triệu USD và gần 149 triệu USD…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lợi nhuận năm 2024 của DLG tăng trưởng ấn tượng

DNTH: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 với kết quả kinh doanh rất khởi sắc.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025

DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

XEM THÊM TIN