Hái trám thuê ở Hà Tĩnh: nghề độc đáo, cứ trèo lên cây là thu tiền triệu mỗi ngày

21:42 | 24/08/2022

DNTH: Từ giữa tháng 8 đến hết tháng 10, người dân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch trám đen. Thời gian này, những người thợ hái trám làm không hết việc, mỗi ngày họ có thể đút túi hàng triệu đồng từ việc hái trám thuê.

Anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại xã Sơn Bằng cho biết, mỗi ngày anh cùng vợ thường đi tỉa cây trám thuê (giá tỉa mỗi cây dao động từ 500.000 đồng - 800.000 đồng). Dụng cụ phục vụ cho "nghề" tỉa trám cũng rất đơn giản, một bộ dây đai an toàn, cây sào dài 10 m và một chiếc liềm sắc buộc đầu cây sào để tỉa trám từ cây rơi xuống đất.

Người hái trám phải có sức khỏe dẻo dai và có kỹ năng leo trèo
Người hái trám phải có sức khỏe dẻo dai và có kỹ năng leo trèo.

Tuy nhiên, thợ tỉa trám cũng phải có những yêu cầu nhất định như: sức khỏe phải dẻo dai, có kỹ năng leo trèo và đặc biệt là phải có kỹ thuật tỉa trám để cây trám không bị gãy cành quá nhiều, quả trám khi rơi xuống phải từng chùm, không bị trầy xước…

Trung bình mỗi cây trám sau khi tỉa xong thương lái sẽ thu về từ 2 - 3 tạ quả. Giá thương lái thu mua tại vườn từ 70.000 đồng - 90.000 đồng/kg sau đó bán ra thị trường từ 100.000 đồng - 120.000 đồng/kg. Còn trám khi đã làm ra thành phẩm thì có giá cao hơn.

“Sau khi thu mua tại vườn của dân mỗi ngày trung bình tôi nhập khoảng 2 - 3 tạ trám ra thị trường. Trừ chi phí thuê người tỉa và các chi phí khác thì mỗi kg trám cho lời  từ 5.000 đồng - 70.000 đồng/kg”, chị Nguyễn Thị Huế, một người chuyên thu mua trám trú tại thôn Vọng Sơn, xã Sơn Phú cho biết.

Quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn dân giã như trám om thịt lợn, trám muối, luộc, trám xào nhộng ông
Quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn dân giã như trám om thịt lợn, trám muối, luộc, trám xào nhộng ong.

Quả trám có thể đem chế biến ra nhiều món ăn dân dã như: trám kho với thịt lợn, trám muối, xôi trám, trám xào nhộng ong… trong y học (Đông y), quả trám có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc. Trám thường được người dân dùng giải rượu, chữa yết hầu sưng đau, chữa động kinh và an thần...

Quat trám khi rơi xuống không được trầy xước hoặc bị dập
Quả trám khi rơi xuống không được trầy xước hoặc bị dập.

Cây trám đen vốn là cây thân gỗ cao từ 10 m đến 15 m, từ khi trồng đến khi cho thu hoạch quả phải mất thời gian chừng 5 năm trở lên. Thân cây trám to, tán rộng, cành trám rất giòn nên nghề hái trám cũng rất nguy hiểm. Anh Trần Công An, người hái trám thuê cho biết, đa số cây trám đều là cây cổ thụ, thân to, các quả trám thường ra ở điểm cuối của cành nên trong quá trình tỉa (hái) gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ sơ ý vươn người ra quá là cành trám sẽ bị gãy, tai nạn có thể xảy ra nên không phải cũng có thể làm nghề tỉa trám được. Thời gian này tôi làm không hết việc.

2
Khi hái trám người hái phải căng bạt dưới gốc cây để tránh quả trám rơi ra ngoài lẫn trong cỏ, trong đất.

“Trong quá trình tỉa phải căng bạt dưới gốc cây để tránh những quả trám rơi vào các bụi, lẫn trong cỏ dại đồng thời tránh cho quả khỏi bị dập”, anh An thông tin thêm.

Trám đen được trồng nhiều ở các xã như: Sơn Bằng, Sơn Phú, Kim Hoa, Sơn Lâm và đặc biệt nhiều nhất ở xã Sơn Ninh. Ở đây có những gia đình trồng thành vườn chuyên trám (10 - 15 cây). Đến mùa trám, có những gia đình thu hoạch từ khoảng 20 triệu đến 30 triệu đồng từ tiền bán trám.

Quả trám có hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng và có tinh dầu rất nhiều. “1 kg trám chừng 50 quả được bán với giá cả trăm ngàn đồng, tính ra 1 quả có giá 2 nghìn đồng thì trám còn đắt hơn cả thịt gà”, anh Phan Văn Túy ở xã Sơn Ninh hài hước. Còn Theo Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn cho biết, cây trám đen ơ Sơn Ninh đang được quy hoạch thành loại cây đặc sản vùng miền.

Thông tin từ Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh Nguyễn Xuân Huy, trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi Sơn Ninh, mỗi năm thu hoạch trong vòng khoảng 2 tháng, bắt bầu từ khoảng tháng 7 âm lịch. Trước đây, người dân ít để ý chăm bón, bởi trồng từ 5 - 6 năm mới cho thu hoạch. Bây giờ, trám đen được xem là sản phẩm hàng hóa nên người dân tiếp tục ươm giống phát triển để cải thiện thu nhập gia đình. Hiện toàn xã có hơn 350 hộ trồng trám đen, mỗi hộ cho thu nhập từ 5 - 40 triệu đồng vào mùa thu hoạch.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN