Hàng loạt dự án ở Thái Bình "dính" sai phạm
21:19 | 31/08/2020
DNTH: Cùng với sự phát triển của xã hội, những năm gần đây, Thái Bình đã và đang dần hoàn thiện nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và một số hạng mục quốc gia. Tuy vậy, bên cạnh những dự án hiệu quả, thì cũng có không ít những dự án sai phạm, cố ý làm sai quy định của Nhà nước, gây thất thoát ngân sách quốc gia, kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước.
Dự án “khủng” dính lùm xùm
Một trong số những dự án được dư luận quan tâm gần đây, nổi lên vụ việc sai phạm tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) làm chủ đầu tư và Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC. Theo kết luận thanh tra số 1325/KL-TTCP, dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là trên 31.000 tỉ đồng nhưng đến nay đã đội vốn hơn 10.700 tỉ, tăng gần 41.700 tỉ đồng, việc thẩm định quyết định phê duyệt dự án có nhiều sai phạm.
Kết luận thanh tra nêu rõ: Sau khi được giao làm đầu mối đầu tư dự án, tháng 11/2009, PVN đã trình Thủ tướng thẩm định, phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư là 29.704 tỷ đồng. Chiếu theo quy định của Nghị quyết 66/2006/NQ-QH11, dự án NMNĐ Thái Bình 2 thuộc diện phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Công thương đã có văn bản gửi Thủ tướng cho rằng, sau 4 năm kể từ ngày ban hành Nghị quyết 66, do biến động trượt giá, thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ nên dự toán nhiều công trình tăng lên rất nhiều. Nếu quy đổi về mặt bằng giá năm 2006, sẽ không vượt 20.000 tỷ đồng và được xử lý theo hướng Chính phủ không phải trình Quốc hội theo quy định.
Theo hướng dẫn của Bộ Công thương, PVN đã tính toán quy đổi tổng mức đầu tư dự án NMNĐ Thái Bình 2 về mặt bằng giá năm 2006 là 18.495 tỷ đồng, rồi đề nghị Bộ Công thương báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định thông qua chủ trương đầu tư, giao PVN phê duyệt dự án. Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, việc PVN và Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng quy đổi tổng mức đầu tư dự án về mặt bằng giá năm 2006, để không trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và kiến nghị Thủ tướng giao PVN quyết định đầu tư dự án, là không đúng với Nghị quyết 66 của Quốc hội, không đúng quy định theo Luật Xây dựng năm 2003.
Gần đây, một sự việc nổi cộm khác cũng đang trở thành đề tài nóng trong cộng đồng. Đó là việc Công ty cổ phần Bất động sản Mỹ và người dân thuộc diện giải tỏa, tại dự án phát triển Nhà ở thương mại xã Đông Mỹ, Thành phố Thái Bình, có mâu thuẫn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo đó, giá đền bù cho các hộ dân trong diện giải tỏa, được UBND Thành phố Thái Bình đưa ra là gần 200 nghìn đồng/m2 . Trong đó, giá đền bù cho 1m2 đất là 42.000đồng, số còn lại là các chi phí hoa màu, phụ cấp chuyển công việc...
Tuy nhiên, khi diện tích 29.878m2 đất nông nghiệp được bàn giao cho Công ty Bất động sản Mỹ, Công ty này lại được phép tổ chức đấu giá đất với mức giá 11.000.200 đồng/m2 (thông tin được giới thiệu với tên dự án TNR Grand Palace Thái Bình). Khi nhiều hộ dân còn chưa nhận được tiền đền bù, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ đã cho máy móc vào cưỡng chế xây dựng, quây tôn khu đất dự án, buộc người dân phải giao đất cho doanh nghiệp triển khai thi công.
Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2019, Dự án của BID Group tại Thái Bình cũng “bùng nhùng” trong sai phạm, trở thành đề tài nóng với dư luận trong nước. Tại thời điểm đó, hàng trăm hộ dân trong phạm vi dự án Eden Garden do Tập đoàn BID Group làm chủ đầu tư tại Thái Bình, đang bày tỏ bức xúc trước những vi phạm của doanh nghiệp này được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại kết luận thanh tra số 1650/TB - TTCP của Thanh tra Chính phủ. Kết luận thanh tra chỉ rõ, công ty BID Group sai phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình lập hồ sơ thực hiện dự án xây dựng, chỉnh trang khu tập thể 4-5 tầng (phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình).
Theo quyết định phê duyệt đề xuất dự án của UBND tỉnh, khu tập thể 4 – 5 tầng này sẽ được xây dựng lại với quy mô 10 tầng cao, 263 căn hộ, tổng diện tích sử dụng 4.967 m2, mật độ xây dựng 45,1%, tổng mức đầu tư dự kiến 195 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 120 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 18,89 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi BID Group được lựa chọn là chủ đầu tư, dự án đã tăng tổng diện tích sử dụng từ 10 tầng lên 15 tầng, số căn hộ cũng tăng từ 263 lên thành 372 căn.
Còn tại huyện Đông Hưng, các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Khu đô thị Tây Quốc lộ 10 huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã được nêu tên trong Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Cụ thể, theo các Hợp đồng vay vốn và thanh toán cho Nhà thầu thi công, UBND huyện Đông Hưng đã huy động số tiền 50,33 tỷ đồng, tương ứng với diện tích 40.762m2 đất phải bàn giao cho các Công ty đã ứng vốn. Trong khi đó, việc giao đất không thông qua đấu giá là vi phạm quy định tại Điều 62 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Điểm c, Khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai năm 2003.
Thiệt hại cho Nhà nước, bất lợi cho nhân dân
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều những dự án sai phạm điển hình tại Thái Bình được phát hiện. Để trả giá cho những sai phạm này, hàng loạt cán bộ, lãnh đạo tại nhiều cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư đã vướng vào vòng lao lý. Nhưng hệ quả từ những sai phạm ấy, không chỉ là những khoản bồi thường cá nhân để “sửa sai”, mà đằng sau đó, còn là số phận bỏ ngỏ của những công trình “nghìn tỉ”, những áp lực mà ngân sách Nhà nước phải gánh chịu, đồng thời là cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch dự án phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những hệ lụy đó.
Do sai phạm của PVN, mà dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 gần như bị “treo” suốt 3 năm. Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN cho biết: Nếu chỉ vì khối lượng dự án khoảng 15% còn lại không được đầu tư thì bài toán kinh tế nói trên sẽ bế tắc. “Hơn 32.000 tỷ đồng đã rót vào dự án, nếu dừng lại thì đau xót vô cùng”. Để “giải cứu” dự án, theo PVN, đến đầu tháng 4/2020, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản chính thức, cho phép PVN được sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật để đưa Dự án NMNĐ Thái Bình 2 vào vận hành.
Đối với dự án Eden Garden, theo kế hoạch của Nhà đầu tư, dự án được khởi công vào đầu quý IV/2016, hoàn thành giai đoạn một vào quý II/2018, đến quý II/2020 sẽ kết thúc toàn bộ dự án. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang trong quá trình thi công bước đầu, chưa biết khi nào mới có thể bàn giao cho người dân, sự chậm trễ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và nhu cầu về chỗ ở ổn định đối với người dân trong khu dân cư.
Với nhiều hộ dân ở xã Đông Hợp, Thị trấn Đông Hưng, sau hơn 10 năm (2007 đến 2018) góp vốn cho các nhà đầu tư LICOGI 2, Thăng Long, Thịnh Phát, đến nay vẫn chưa nhận được đất. Trong khi đó, những phần đất mà người dân mua của Liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần sản xuất nhập khẩu Phú Hưng và Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn Thái Bình đã và đang xây dựng, thậm chí hoàn thiện xong nhà trên phần đất dự án trong khi hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đô thị vẫn chưa hoàn thiện xong.
Hầu hết sai phạm của các doanh nghiệp, tập đoàn đều thực hiện dự án của mình một cách trót lọt, trước khi Thanh tra các cấp điều tra, làm rõ những nội dung sai phạm. Như vậy, ngoài việc lợi dụng các lỗ hổng về chính sách, pháp luật của Nhà nước để “lách luật” nhằm thực hiện mục đích của doanh nghiệp, còn lộ rõ sự tiếp tay của chính quyền trong việc dung túng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm việc trái quy định. Những vụ việc trên đã có nhiều cán bộ phải vào vòng lao lý. Tuy nhiên, cần thiết phải có các chế tài chặt chẽ hơn, trong việc giám sát mối liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp, giúp bảo đảm tính minh bạch trong thực thi pháp luật, bảo đảm chất lượng của các dự án, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quyền lợi cho nhân dân và an toàn cho ngân sách Nhà nước.
Đỗ Hiếu
Cùng chuyên mục
- Tags:
- LICOGI 2 /
- Eden Garden /
- BID Group /
- Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ /
- EPC /
- công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam /
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 /
- HÀNG LOẠT DỰ ÁN Ở THÁI BÌNH “DÍNH” SAI PHẠM /
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam /
- PVC /
- sai phạm /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...