Hàng nghìn mét vuông ao thuê thầu tại xã Uy Nỗ, Hà Nội bị san lấp bằng chất thải

22:10 | 29/08/2022

DNTH: UBND xã Uy Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) cho một cá nhân thuê hơn 7.000 m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Hồ 382, thôn Ấp Tó. Trong đó, phần ao có diện tích khoảng 4.000 m2 được sử dụng để nuôi cá theo phương án sản xuất đã được UBND huyện Đông Anh thẩm định. Gần đây, khu vực này đang bị san lấp trái phép bằng chất thải, có dấu hiệu tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Năm 2018, UBND xã Uy Nỗ cho ông Nguyễn Văn Bình ở xóm Trong thuê 7.008,2 m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Hồ 382, ký hợp đồng thuê đất số 42/HĐTĐ. Hình thức thuê đất là trả tiền thuê đất hàng năm, thời hạn cho thuê là 5 năm, từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2023. Số tiền thuê đất là 22.426.000 đồng/năm.

z3682171524846_b4e61a293e5d7f35d2ae07cafd32c318
Hợp đồng thuê đất nông nghiệp tại xứ đồng Hồ 382 do Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ, bà Nguyễn Thị Sử, đại diện bên cho thuê ký với ông Nguyễn Văn Bình.

Điều 3 của hợp đồng này chỉ rõ, bên thuê đất không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở và các mục đích sử dụng khác không đúng với phương án sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất không được gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước khu vực xung quanh. Nếu vi phạm, UBND xã sẽ thu hồi, hủy bỏ quyết định và chấm dứt hợp đồng cho thuê đất, bên thuê đất sẽ không được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất.

z3682172314800_91bafda991cb5688988eacbd7d0292d4
Phòng kinh tế huyện Đông Anh ký thẩm định phương án sản xuất nông nghiệp tại khu đất do ông Nguyễn Văn Bình thuê. Trong đó, nghiêm cấm bên thuê đất thay đổi mục đích sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất cũng như thực hiện phương án sản xuất không được gây ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2019, Phòng kinh tế UBND huyện Đông Anh thẩm định phương án sản xuất nông nghiệp tại khu đất do chủ dự án là ông Nguyễn Văn Bình lập. Theo đó, ông Bình được phép cải tạo ao nuôi cá hiện có để nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao, được đổ thêm đất phù sa, đất màu để cải tạo vườn và không được xây dựng mới công trình. Phòng kinh tế huyện đề nghị chủ sử dụng đất sử dụng đất đúng mục đích sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm làm hàng rào bằng tường gạch xây, quây tôn hoặc phi-bro-xi-măng...

z3682169953042_865549f49585fa6bd91711a435cfabdb
Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp, bao gồm cả ao nuôi cá đang bị san lấp.

Ghi nhận tại đây, phóng viên nhận thấy hàng nghìn m2 đất đang bị san lấp trái phép, thay đổi hiện trạng. Phần lớn diện tích ao 4.000 m2 cũng đã bị lấp gần hết. 

z3682169994232_5bbf73f37655507422ced77a962770cc
Theo người dân xã Uy Nỗ, chất thải được mang vào san lấp giống như chất thải của các trạm trộn bê tông, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như tính chất của đất nông nghiệp.

Người dân thôn Ấp Tó cho biết, việc san lấp của chủ sử dụng đất đã diễn ra trong nhiều ngày, càng lúc càng mở rộng mà không thấy việc phát hiện, ngăn chặn của UBND xã Uy Nỗ. Vật liệu san lấp giống như chất thải của trạm trộn bê tông, người dân cho biết thêm.

z3682183064582_6d389396c280b88f508fd302c5ae5d80
Chất thải có dấu hiệu được chôn lấp xuống ao nuôi cá.

Việc tự ý san lấp đất nông nghiệp tại xứ đồng Hồ 382 có dấu hiệu của việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp. Đổ chất thải để san lấp có thể gây ô nhiễm môi trường, biến dạng hiện trạng ban đầu, giảm giá trị dinh dưỡng của đất trong sản xuất nông nghiệp. Việc làm này vi phạm các quy định về đất đai, môi trường, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thuê đất đã ký giữa UBND xã Uy Nỗ và ông Nguyễn Văn Bình. Chủ sử dụng đất không tuân thủ phương án sản xuất nông nghiệp đã được UBND huyện Đông Anh thẩm định.

z3682180664381_0e854fc5aa693b1bef6a399c8b63ecbf
Một lượng lớn chất thải đã được san lấp trong nhiều ngày nhưng không hề bị ngăn chặn và chưa có dấu hiệu vào cuộc kiểm tra của UBND xã Uy Nỗ.

Với những thông tin trên, UBND xã Uy Nỗ có đang buông lỏng quản lý đất đai, môi trường? Có dấu hiệu thiếu giám sát trong quá trình sử dụng đất, thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp của bên thuê đất. Theo đúng hợp đồng đã ký, nếu vi phạm, UBND xã Uy Nỗ sẽ chấm dứt hợp đồng, thu hồi đất và không cần bồi thường tài sản gắn liền với đất.

z3682179309012_8d7a7ab6b2bc375500573b6df84b2a13
Khu vực san lấp luôn được quây tôn kín và đóng cửa để khó bị phát hiện.

Nếu sử dụng chất thải của trạm trộn bê tông để san lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, gây thoái hóa đất nông nghiệp, mất giá trị dinh dưỡng của đất. Theo thông tin tìm hiểu, việc san lấp trái phép này có liên quan đến Công ty TNHH Bê tông Đúc Sẵn và Cơ khí Bình Dương.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5

DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...

Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững

DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...

Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"

DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.

XEM THÊM TIN