Hành lang pháp lý để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới
17:50 | 11/06/2020
DNTH: Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã được Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình trước Quốc hội (QH); Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra ngày 21-5-2020.
Trong đợt họp tập trung, dự kiến, QH sẽ thảo luận tại tổ về dự án luật trong phiên họp sáng 16/6, thảo luận tại hội trường trong phiên họp sáng 19/6. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Tổ phó Thường trực Tổ biên tập Luật BPVN về quá trình xây dựng luật
Minh họa: TL
Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí cho biết sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật BPVN?
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh: Pháp lệnh BĐBP được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa IX thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 7/4/1997. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng BĐBP chính quy, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Sau hơn 20 năm thi hành, Pháp lệnh BĐBP đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG chưa được thể chế hóa thành pháp luật; chưa tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh BGQG. Pháp lệnh BĐBP chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BĐBP, chưa đề cập đến các chủ thể khác trong xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG; một số quy định chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013; nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP được quy định trong nhiều văn bản pháp luật dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Đặc biệt, thực tiễn hơn 60 năm qua, BĐBP đã và đang áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp công tác biên phòng nhưng chưa được quy định cụ thể, thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, bảo vệ BGQG. Để khắc phục những vướng mắc, bất cập, việc xây dựng Luật BPVN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới.
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh: Ngay sau khi tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP và trước yêu cầu của thực tiễn công tác xây dựng, bảo vệ BGQG trong tình hình hiện nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tham mưu với Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ, UBTVQH cho phép xây dựng dự án Luật BPVN. Từ tháng 11/2018 đến 1/2019, Bộ Quốc phòng tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành, hoàn thiện hồ sơ báo cáo gửi Bộ Tư pháp thẩm định và báo cáo Chính phủ, trình UBTVQH. Tại Phiên họp thứ 33, UBTVQH đánh giá, hồ sơ Luật BPVN được chuẩn bị công phu, chất lượng tốt và được QH đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020; lấy ý kiến QH tại Kỳ họp thứ chín và thông qua tại Kỳ họp thứ mười, QH khóa XIV.PV: Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan, dự án Luật BPVN đã được Ban soạn thảo xây dựng công phu, kỹ lưỡng, chất lượng, đúng trình tự, thủ tục luật định. Đồng chí có thể cho biết, dự án luật đã được xây dựng như thế nào?
Ngay sau khi QH ban hành Nghị quyết số 78/2019/QH14, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 842/QĐ-TTg, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo đã triển khai việc soạn thảo dự án Luật BPVN. Từ tháng 7/2019 đến tháng 11/2019, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo đã tham mưu với Bộ Quốc phòng thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; tổ chức lấy ý kiến của 19 bộ, ngành, UBND 44 tỉnh, thành phố biên giới và các cơ quan, đơn vị trong quân đội; tổ chức khảo sát, tọa đàm, hội thảo tại các đơn vị BĐBP và địa phương tại 3 khu vực (miền Bắc tại Lào Cai, miền Trung tại Thừa Thiên Huế và miền Nam tại Tây Ninh). Sau khi hoàn thành các cuộc hội thảo, dự án luật được Bộ Tư pháp thẩm định, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Quốc phòng trình Chính phủ.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, Chính phủ đã nhất trí thông qua dự án Luật BPVN, trình UBTVQH thảo luận tại Phiên họp thứ 43. Các đại biểu tham dự phiên họp nhất trí cao với dự thảo Luật BPVN và UBTVQH đồng ý trình QH cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín. Sau phiên họp của UBTVQH, Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo đã phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các văn bản khác. Ngày 21/5 vừa qua, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Võ Trọng Việt đã trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật trước Quốc hội để các đại biểu thảo luận tại tổ (dự kiến ngày 9/6) và tại hội trường (dự kiến ngày 12/6) trong khuôn khổ Kỳ họp thứ chín.
PV: Luật BPVN được ban hành sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc nào cho lực lượng BĐBP trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thưa đồng chí?
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh: Luật BPVN được ban hành sẽ khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quản lý, bảo vệ BGQG của các chủ thể nói chung, lực lượng BĐBP nói riêng. Luật BPVN đã thể chế hóa Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ BGQG” và là văn bản có giá trị pháp lý cao trong quản lý, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; khắc phục triệt để những bất cập về việc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; làm rõ những nội dung quy định thiếu tính thống nhất và một số thuật ngữ bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt, khắc phục được tình trạng nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật, gây khó khăn cho quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng BĐBP.
PV: Đồng chí có thể phân tích một số điểm mới, các nội dung nổi bật nhất của Luật BPVN?
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh: Luật BPVN được ban hành là cơ sở pháp lý rất quan trọng để các lực lượng nói chung, BĐBP nói riêng xác định trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG, thiết thực bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Có thể khẳng định rằng, Luật BPVN bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Trong đó, có nhiều quy định mới, nổi bật nhất là: Quy định đầy đủ về chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, lực lượng, phối hợp và hợp tác quốc tế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng. Tại Điều 4 quy định rõ nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP là lực lượng chuyên trách.
Ngoài ra, Luật BPVN quy định hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới của BĐBP mà trước đó chưa có văn bản pháp lý nào quy định. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để BĐBP thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao. Bổ sung đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP được quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế quản lý, bảo vệ BGQG của BĐBP.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Nguồn: qdnd.vn
Cảnh báo hiểm họa từ pháo tự chế
DNTH: Hàng năm, cứ đến dịp giáp Tết Nguyên đán, tình trạng buôn bán, sử dụng trái phép pháo nổ, pháo tự chế tại Quảng Bình lại diễn biến phức tạp.
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại
DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.
CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan
DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.
Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum
DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.
Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng
DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...
Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh
DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...