Hậu Giang: Độc đáo mô hình nuôi ong phụ phấn cho dưa

16:15 | 22/06/2020

DNTH: Thông thường, việc nuôi ong mật với mục đích chính là để khai thác mật. Nhưng đối với ông Võ Văn Trưng (ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) thì nuôi ong mật để lấy mật chỉ là việc phụ, còn việc chính là để chúng đi thụ phấn cho những ruộng dưa lưới của mình.

Thông thường, việc nuôi ong mật với mục đích chính là để khai thác mật. Tuy nhiên, ông Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã có cách làm sáng tạo: Nuôi đàn ong mật với mục đích chính là sử dụng chúng làm “bà mối” thụ phấn giúp tăng năng suất cho vườn dưa lưới của mình. 

Nhờ áp dụng mô hình thụ phấn dưa lưới bằng ong mật, trong 5 vụ dưa lưới gần đây năng suất mỗi vụ điều tăng từ 15 - 20% so với trước. Nếu như trước đây, năng suất mỗi công dưa dao động từ 2,5-3 tấn trái thì với cách thụ phấn này năng suất dưa đạt gần 3,5 tấn/công. Bên cạnh đó, chất lượng trái to, tròn đồng đều hơn. Đồng thời, mỗi vụ dưa ông Trưng còn tiết kiệm được vài triệu đồng từ việc thuê mướn nhân công thụ phấn.
 

mô hình nuôi ong thụ phấn trồng dưa

Từ khi áp dụng mô hình độc đáo này, thu nhập của ông Trưng và người nông dân miền Tây đã tăng lên đáng kể.

Ông Trưng chia sẻ, khi hoa dưa lưới bắt đầu nở rộ là thời điểm thích hợp cho đàn ong mật vào nhà lưới để thụ phấn liên tiếp từ 3 - 4 ngày. Một tổ ong có thể thụ phấn hiệu quả tối đa cho 1.000m2 (khoảng 2.500 dây dưa lưới). Để cùng lúc có được số lượng đàn ong nhiều, chất lượng, ông Trưng đã không dùng loại ong mật bản địa, thay vào đó ông đã đặt mua tại tỉnh Đồng Tháp loại ong mật đã được lai tạo từ nước ngoài với giá 1,2 triệu đồng/tổ.

Trước đây, với hơn 8 công đất luân phiên trồng 4 vụ dưa lưới trong nhà lưới, mỗi năm ông Trưng thu về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, ông Trưng đã đứng ra thành lập Hợp tác xã dưa lưới Thuận Phát với 12 thành viên, canh tác gần 2 hecta dưa lưới trong nhà lưới. Mỗi tháng, Hợp tác xã của ông cung cấp cho thị trường, nhất là các siêu thị trong nước hơn 15 tấn dưa sạch, với giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Hiện Hợp tác xã của ông đang áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, với việc cho ong mật vào khu vực trồng dưa lưới khiến chất lượng trái tăng lên rõ rệt, trái dưa lưới to, tròn đồng đều hơn. Đồng thời, nhờ có đàn ong mật "giúp việc" chăm chỉ mà mỗi vụ dưa ông Trưng còn tiết kiệm được vài triệu đồng từ việc thuê mướn nhân công thụ phấn.

Hiện ông Trưng đang tính đến chuyện làm thêm tổ để cho ong sinh sản, đồng thời tìm kiếm thị trường để khai thác mật ong trong thời gian tới.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, cách đây gần 5 năm, ông Võ Văn Trưng cũng là nông dân đầu tiên ở tỉnh Hậu Giang đưa cây dưa lưới vào trồng trong nhà lưới và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel.

Những năm gần đây, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn ngày càng diễn biến phức tạp nên mô hình này vừa giúp tránh được những bất lợi của thời tiết, vừa ngăn chặn được côn trùng, sâu bệnh tấn công nên tiết giảm đáng kể các khoản chi phí và công sức phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, mặt khác những trái dưa lưới không bị tồn dư lượng hóa chất độc hại, quan trọng nhất là tiết kiệm được hơn 80% lượng nước so với cách tưới truyền thống. Giờ đây, với phương pháp thụ phấn cho dưa lưới bằng đàn ong mật, ông Trưng tiếp tục giảm được giá thành sản xuất, nâng thêm thu nhập.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Bắc Giang: Phát huy tiềm năng, bứt phá kinh tế - xã hội sau sáp nhập

DNTH: Ngay sau khi sáp nhập, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Bắc Giang đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định hoạt động và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thành phố tận...

Độc đáo mô hình 'lúa gọi sếu về’

DNTH: Mô hình sinh thái 'lúa gọi sếu về' tại Đồng Tháp trở thành điểm nhấn trong việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo tồn sinh cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim.

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

XEM THÊM TIN