Hé lộ những ông chủ đình đám của nhà mạng 'tân binh' Reddi
15:03 | 07/06/2020
DNTH: Nhìn vào cơ cấu cổ đông Mobicast, giới đầu tư không khỏi đặt giả thuyết về hình bóng của chủ cũ mạng di động S-Fone đình đám một thời.
Lễ khai trương mạng di động ảo Reddi (Ảnh: Internet)
Ngày 3/6/2020, một sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của giới công nghệ là CTCP Mobicast (Mobicast) chính thức khai trương nhà mạng thương hiệu Reddi với đầu số 055. Đây là mạng di động ảo thứ 2 sau Đông Dương Telecom tại thị trường Việt Nam. Mạng di động ảo Reddi sử dụng hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Mobicast cho hay, mạng Reddi sẽ tập trung cung cấp viễn thông và dịch vụ số cho khách hàng trẻ, hiện đại, thông qua nền tảng ứng dụng di động (mobile app). Đồng thời đề cao sự tự do trải nghiệm và cá nhân hoá người dùng.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Phạm Văn Mẫn, Chủ tịch HĐQT MobiCast cho biết, mạng di động Reddi sử dụng hạ tầng mạng của VNPT trên toàn quốc để cung cấp dịch vụ. VNPT là nhà mạng có hạ tầng rộng khắp hiện nay để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Trong khi đối tác VNPT là cái tên đã quá quen thuộc, thì cái tên Mobicast vẫn đang là bí ẩn với phần đa công chúng.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Mobicast thành lập vào ngày 7/10/2016, đóng trụ sở tại tầng 4, V1 Home City, 177 phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Trên website, Mobicast không giấu diếm tham vọng “Trở thành nhà khai thác di động lớn thứ 4 và là nhà mạng di động ảo số 1 Việt Nam với chất lượng mạng và dịch vụ khách hàng hàng đầu”. Trong tầm nhìn đến năm 2030, công ty đặt kế hoạch đạt 10 triệu lượt theo dõi.
Với tầm nhìn như vậy, Mobicast sở hữu dàn lãnh đạo với “profile” chất lượng, nổi bật nhất là ông Trần Nam Trung (sinh năm 1969). Mobicast giới thiệu ông Trung là cổ đông sáng lập, Tổng giám đốc doanh nghiệp. Được biết, ông có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, truyền hình và có vốn hiểu biết sâu rộng về nền kinh tế, cũng như cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Ngoài ra, ông Trung cũng được biết là Người đại diện theo pháp luật tại CTCP Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) – doanh nghiệp trong năm 2017 đã thực hiện IPO thông qua CTCP Chứng khoán VnDirect.
Tham vọng trở lại của một nhà mạng?
Dù vậy, một dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, ông Trung hiện không nắm giữ cổ phần tại Mobicast. Thay vào đó, cơ cấu cổ đông gồm: vợ chồng ông bà Phạm Văn Mẫn (35%), Nguyễn Thị Như Hoa (15%); Tạ Hoài Trang (1%) và cổ đông lớn nhất là ông Vũ Hoàng Hà (49%).
Trong đó, ông Phạm Văn Mẫn, như đã đề cập ở phần đầu bài viết, cũng đồng thời nắm vị trí Chủ tịch HĐQT Mobicast.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Trưởng đại diện doanh nghiệp CTCP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) tại Hà Nội vào ngày 1/6/2015, ông Phạm Văn Mẫn là chuyên viên Ban Tổng giám đốc SPT (TP.Hà Nội). Trước đó nữa, ông cũng từng nắm vị trí Giám đốc S-Fone (Hà Nội).
Sự xuất hiện của một nhân sự cấp cao SPT tại Mobicast khiến giới đầu tư đồn đoán về khả năng công ty viễn thông này đang thực hiện lần nữa tham vọng dịch vụ di động. Luận điểm này càng có cơ sở khi một số tờ báo trong sự kiện khai trương Reddi đã ghi chú ông Phạm Văn Mẫn là “đại diện từ phía Công ty SPT”.
Nếu quả đúng là thật, dư luận không khỏi kỳ vọng vào sự thành công vào Reddi, nhất là khi họ từng có kinh nghiệm nhất định rút ra từ thất bại của S-Fone.
Ở một diễn biến đáng chú ý, vợ chồng ông bà Phạm Văn Mẫn và Tạ Hoài Trang vào ngày 31/12/2019 đã thế chấp toàn bộ 50% vốn Mobicast tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng.
Đặc biệt, lần trở lại này của STP Sài Gòn càng trở nên đáng chú ý hơn, khi song hành với họ là một cổ đông nhà đầu tư trong nước, ông Vũ Hoàng Hà (49%) - với vai trò cổ đông lớn nhất.
Khá thú vị, khác với các cá nhân trên có chuyên môn tốt trong lĩnh vực mạng di động, công nghệ, ông Vũ Hoàng Hà dường như lại nhiều kinh nghiệm với lĩnh vực … bất động sản, và là một đại gia địa ốc có tiếng ở Bình Dương.
Hiện tại, ông Hà đang đứng tên cho nhiều công ty như: CTCP Môi giới Bất động sản Vân Hà, CTCP Đầu tư Công nghệ Dầu khí, Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên, Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An.
Trong đó, đáng chú ý, Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An – chủ đầu tư thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An (tại phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), căn cứ Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh Bình Dương thu hồi 1 phần diện tích của Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An, giao đất cho Công ty TNHH Phát triển Nhà xe Lửa Dĩ An.
Tháng 4/2020, như truyền thông đưa tin, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép Công ty TNHH phát triển Nhà xe lửa Dĩ An tiếp tục triển khai thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt với diện tích 64.050,14 m2. Đồng thời, tạm dừng thực hiện dự án khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng với diện tích 47.882,8 m2. Cả hai dự án này đều nằm tại phường Dĩ An, TP Dĩ An.
Nguyên nhân là do đơn vị này chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và các thủ tục đất đai nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để chờ cơ quan chức năng rà soát các nội dung liên quan đến việc đầu tư, tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng cho tạm dừng thực hiện dự án.
Ngoài ra, ông Hà đang đứng tên tại Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên – chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên, dự án được chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tỷ lệ 1/500 ngày 10/10/2018. Tổng quy mô dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên 51,09 ha tọa lạc tại phường Khánh Bình thị xã Tân Uyên, tiếp giáp với KCN Nam Tân Uyên.
Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên thành lập ngày 22/6/2018 với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, 100% vốn thuộc sở hữu của CTCP KCN Nam Tân Uyên. Đến ngày 26/9/2018, doanh nghiệp tăng vốn từ 80 tỷ lên 400 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông thay đổi thành: CTCP KCN Nam Tân Uyên (20%) và CTCP Phát triển Đô thị Nam Á (80%).
CTCP Phát triển Đô Thị Nam Á (Đô Thị Nam Á) từng được Nhadautu.vnđề cập liên quan đến “siêu dự án” đô thị sinh thái Chánh Mỹ. Theo tìm hiểu, Đô Thị Nam Á mới thành lập từ tháng 3/2017 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do ông Nguyễn Chương (sinh năm 1967) làm đại diện pháp luật.
Cơ cấu cổ đông tính đến ngày 4/2017 gồm: Huỳnh Kim Tuấn (15%), Vũ Hoàng Hà (15%), Trương Thị Giàu (50%), Lâm Tố Uyên (5%) và Trương Văn Tuấn (15%).
Ngoài ra, một dữ liệu của Nhadautu.vncho thấy ông Vũ Hoàng Hà từng có thời gian công tác tại CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và hiện còn đứng tên tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông là Công ty TNHH Công nghệ viễn thông Novatel.
Thông tin về S-Fone
S-Fone ra đời theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa SPT và đối tác Hàn Quốc SLD Telecom. Số tiền nhà mạng này có khi thành lập năm 2002 là 230 triệu USD và đến năm 2007, các bên hợp doanh đã ra tuyên bố nâng tổng vốn đầu tư hạ tầng lên 543 triệu USD. Sự xuất hiện của S-Fone được coi như nhân tố tiên phong trong việc phá vỡ thế độc quyền viễn thông di động của VNPT.
Dù vậy, đến giữa năm 2012, sau thời gian dài hoạt động kém hiệu quả, S-Fone sa thải toàn bộ nhân viên, đóng cửa tất cả các điểm giao dịch, website ngừng hoạt động. Không lâu sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp xác nhận đã mất khả năng chi trả khi nợ lương, bảo hiểm của nhân viên lên đến hàng chục tỷ đồng cũng như phí thuê nhà trạm mà không thể thanh toán.
Đại diện nhà mạng khi đó thừa nhận không còn thuê bao nào, mạng lưới tê liệt và không có lưu lượng phát sinh. Cùng với đó, họ phải gánh khoản nợ khổng lồ, bao gồm phí tần số, kho số, viễn thông công ích, phí hạ tầng nhà trạm...
Trao đổi với báo giới, lãnh đạo cấp cao của S-Fone từng lý giải, có 4 nguyên nhân dẫn tới thất bại của mạng di động này. Thứ nhất, chiến lược kinh doanh tới đâu phủ sóng tới đó là sai lầm. Thứ hai, mạng CDMA nhận được hỗ trợ rất ít từ các hãng máy điện thoại đầu cuối. Thứ ba, những rắc rối trong việc vận hành mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa 2 đối tác khiến các quyết định kinh doanh được đưa ra chậm.
Theo https://nhadautu.vn/he-lo-nhung-ong-chu-dinh-dam-cua-nha-mang-tan-binh-reddi-d38313.html
Cùng chuyên mục
- Tags:
- mạng di động /
- S-Fone /
- Mobicast /
- Reddi /
- giới đầu tư /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Liên danh Công ty Thăng Long – Hương Quỳnh: Dấu hiệu nhà thầu 'quen mặt' thi công không đúng hồ sơ phê duyệt
DNTH: Công ty TNHH thương mại xây dựng và dịch vụ Thăng Long; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hương Quỳnh liên tiếp trúng các gói thầu do UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mời thầu. Điều đáng nói, các gói thầu có giá trị lớn, nhưng tỷ lệ...
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới giảm 2,6%
DNTH: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, có 1.137 doanh nghiệp bất động sản giải thể, cũng giảm nhẹ...
Prudential Việt Nam giữ vững vị thế Doanh nghiệp Bền vững và Kinh doanh có trách nhiệm
DNTH: Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng...
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng
DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp
DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.
The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn
DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...