Hiến kế cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh
20:36 | 27/05/2020
DNTH: Thủ tục hành chính được rút gọn sẽ góp phần đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thu hút đầu tư và kinh doanh, nhất là tạo được niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
Chiều 26/5, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19”.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã bùng phát và lan rộng ra nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, dịch COVID-19 đã và đang tác động nhiều mặt kinh tế - xã hội, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.
Quang cảnh hội nghị
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, để kịp thời ứng phó với đại dịch COVID-19, cũng như chia sẻ khó khăn, đảm bảo cuộc sống của người dân lao động, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an ninh lương thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng điện tử hóa phi giấy tờ, ứng dụng công nghệ thông tin.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 6.776/9.926 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm ước tính khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Các bộ, ngành cũng đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng chồng chéo về thẩm quyền, tới đây, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan điện tử từ việc chuẩn mực quốc tế và cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Từng bước chuyển từ báo cáo giấy sang báo cáo điện tử thông qua hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, báo cáo bộ ngành địa phương. Dự kiến tháng 6 tới sẽ khai trương hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hướng tới hoàn thiện, ban hành hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Cổng dịch vụ công Quốc gia được khai trương đến nay được gần 6 tháng, đã có 408 dịch vụ công trực tuyến được thực hiện, trong đó 170 dịch vụ công phục vụ người dân, 238 dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp...
Thời gian tới, Chính phủ xác định sẽ thông qua và triển khai thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) có tác động lớn, lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp. Thủ tục hành chính được rút gọn sẽ góp phần đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, quan trọng hơn nó tạo điều kiện thu hút đầu tư và kinh doanh, nhất là tạo được niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
Ông Lực cũng nhấn mạnh, cải cách hành chính không chỉ giảm chi phí cho cả doanh nghiệp, mà còn giảm cả chi phí cho Chính phủ như chi phí giám sát, kiểm tra. Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính còn giúp giảm chi phí không chính thức từ cơ chế xin cho thủ tục.
Ông Lực nêu ra hai rào cản quan trọng ảnh hưởng đến việc cải cách thủ tục hành chính, đó là thiếu sự quyết tâm của người đứng đầu và việc đụng chạm tới lợi ích nhóm. Nhiều bộ, ngành, địa phương muốn giữ lại điều khoản này, điều khoản khác cũng chính vì đây là lợi ích.
TS. Cấn Văn Lực đưa ra ba đề xuất cơ bản đối với Chính phủ và các bộ, ngành để phục hồi kinh tế trong năm 2020: Chống dịch không lơ là, chúng ta vẫn phải coi chống dịch là câu chuyện vô cùng quan trọng. Việt Nam phải sẵn sàng trong kịch bản trường hợp làn sóng Covid-19 xảy ra lần thứ hai; Phải triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho đúng, cho trúng hơn; Cần phát huy những động lực tăng trưởng mới thay thế để bù đắp những thiếu hụt do Covid-19 năm nay. Ví dụ, thúc đẩy kinh tế tư nhân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kích cầu nội địa.
Tại hội nghị, TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng cần đặc biệt chú ý đến 6 vấn đề trong công cuộc CCTTHC thời gian tới:
Thứ nhất, CCTTHC sẽ động chạm đến lợi ích của rất nhiều người người nhất là các cán bộ công chức. Thứ hai, mô hình quản lý cán bộ công chức không phù hợp với cải cách của Chính phủ. Điều này cần phải thay đổi để làm cho cán bộ công chức hoạt động tích cực hiệu quả hơn. Việc giao lưu thông tin công khai giữa khu vực công và tư phải được dễ dàng và thân thiện. Trách nhiệm giải trình cần phải được coi trọng.
Thứ ba, muốn CCTTHC phải căn cứ vào các văn bản pháp luât. Nếu như các văn bản pháp luật chưa cho phép thì chúng ta sẽ rất khó triển khai việc CCTTHC. Vì vậy cần phải xử lý xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra là cần phải có tiêu chí điều kiện cụ thể nào để sửa và cơ quan đầu mối nào chịu trách nhiệm cho việc xây dựng sửa chữa các văn bản này vì đây là cuộc cách mạng và nó tác động đên nhiều bộ ngành liên quan.
Thứ tư, việc coi công nghệ thông tin để xử lý TTHC là đúng đắn và chính xác. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của công cụ này cần có sự tác động từ nhiều phía mới hiệu quả được. Thứ năm, phải có biện pháp làm tăng được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo giữa trung ương và địa phương, giữa chính phủ với các ban ngành theo hướng phân quyền nhiều hơn từ cấp trên cho tới cấp dưới.
Thứ sáu, việc CCTTHC có liên quan mật thiết với cải cách hành chính Nhà nước. Nếu có sự chênh lệch khác nhau thì sẽ níu kéo nhau và không đạt được hiệu quả cao.
Ông Tô Hoài Nam đánh giá cao Nghị quyết số 68 mà Chính phủ ban hành trước đó. Đây chính là cơ sở, khung pháp lý đã tương đối đầu đủ tạo sự đột phá trong CCTTHC.
Bên cạnh đó ông Nam cho rằng nhân tố góp phần thúc đẩy việc CCTTHC là do sự hưởng ứng từ phía doanh nghiệp và nhân dân, do quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tác động của Covid-19 đã buộc chúng ta phải hành động nhanh hơn.
Theo ông Nam, để đạt mục tiêu sau 5 năm (từ 2020 đến 2025) sẽ cắt giảm, đơn giản được ít nhất 20% số lượng TTHC quy định và đã cắt giảm được 20% chi phí tuân thủ liên quan đến các hoạt động kinh doanh cần có nhiều mô hình tốt trong triển khai thực hiện, ban hành chính sách, điều hành quản lý phải tốt và điểm quan trọng nhất là ngày 31/10/2020 chúng ta sẽ được nghe công bố lần đầu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ.
Theo Hoan Nguyễn/THCL
Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'Bứt phá Kiên cường'
DNTH: Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.
Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc
DNTH: Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.
Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank
DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...
Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....
Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025
DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.
Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24
DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng - Hơn cả ngon
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...