Him Lam - "Đế chế" tỷ đô

10:28 | 25/09/2020

DNTH: Tính đến cuối năm 2017, Him Lam Corp có quy mô tổng tài sản đạt tới 45.655 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Năm 2017 cũng là quãng thời gian mà Him Lam Corp triệt thoái vốn tại LienVietPostBank, động thái mở đường cho những bước tiến sau này của ông Dương Công Minh ở Sacombank.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

UBND TP. HCM vừa có văn bản hủy bỏ chủ trương thu hồi đất để đầu tư dự án khu nhà ở cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Công an (dự án nhà ở xã hội) tại phường Cát Lái, Quận 2. Dự án được Bộ Công an đề xuất từ năm 2016, và chỉ định CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, cho tới đầu năm nay, dự án mới chỉ thực hiện được nội dung ban hành kế hoạch về thu hồi đất, kiểm tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Việc thỏa thuận các nội dung chi tiết giữa Him Lam Land và Bộ Công an vẫn chưa được triển khai.

Him Lam Land là một trong số những thành viên của tập đoàn Him Lam. Và hẳn cũng chẳng quá lời khi nói Him Lam chính là “bệ phóng” để người sáng lập - ông Dương Công Minh - vươn tới những cương vị cao nhất tại LienVietPostBank (Mã CK: LPB) và nay là Sacombank (Mã CK: STB).

Các tài liệu công bố công khai cho thấy, ông Dương Công Minh hiện không nắm giữ trực tiếp cổ phần tại CTCP Him Lam hay Him Lam Land – hai pháp nhân lõi trong “hệ sinh thái” của tập đoàn Him Lam - kể từ khi tham gia “game” Sacombank.

Dẫu vậy, thị trường bấy lâu nay vẫn đồn đoán về một mối liên hệ kín đáo và kín kẽ còn tồn tại giữa ông Minh và tập đoàn này, mặc dù chưa ai có thể đưa ra một bằng chứng xác đáng.

Có chăng cũng chỉ là những “gạch nối” còn sót lại. Ví như người em gái của ông Minh đang là Thành viên HĐQT của CTCP Him Lam, còn người anh họ Trần Văn Tĩnh (SN 1954) tính đến cuối năm 2018 vẫn giữ ghế Chủ tịch HĐQT của Him Lam và Him Lam Land. Hay hình bóng của Him Lam ở một dự án hàng nghìn tỷ đồng mà Sacombank đã rao bán trong một ví dụ xử lý nợ xấu dưới thời ông Dương Công Minh.

Nhưng dù sao, tầm vóc và tiềm lực của tập đoàn Him Lam cho tới nay vẫn là điều bí ẩn với phần đông thị trường.

Him Lam -

"Đế chế" Him Lam là nền móng để ông Dương Công Minh "tỏa sáng" ở Sacombank

Khối tài sản tỷ đô của Him Lam

Sau nhiều năm hoạt động, Him Lam thông qua cả chục công ty thành viên đã hình thành một hệ sinh thái trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng. Trong chuỗi giá trị đó, có sự đóng góp nổi bật của “hạt nhân” CTCP Him Lam (Him Lam Corp) – cựu cổ đông lớn của LienVietPostBank.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, chỉ sau 9 năm đi vào hoạt động, tính đến cuối năm 2017, Him Lam Corp có quy mô tổng tài sản đạt tới 45.655 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với vốn chủ sở hữu, tương đương gần 2 tỷ USD. Trong đó, các tài sản ngắn hạn của Him Lam Corp đạt 29.800 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản.

Him Lam -

Năm 2017 cũng là thời điểm mà Him Lam Corp triệt thoái 96,8 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 14,98% cổ phần của LienVietPostBank. Dẫu vậy, lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp này ghi nhận trong năm chỉ đạt 37,55 tỷ đồng, bằng một nửa so với kết quả ghi nhận vào năm 2016.

Khá thú vị khi dữ liệu của VietTimes thể hiện, mối quan hệ tín dụng giữa Him Lam Corp và LienVietPostBank có phần khăng khít hơn sau khi doanh nghiệp này không còn là cổ đông lớn.

Cũng thành lập trong năm 2008, Him Lam Land tỏ ra sâu sát hơn với các dự án bất động sản khu dân cư, cao ốc, khu nghỉ dưỡng cao cấp, chủ yếu tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM.

Him Lam -

Tại TP. HCM, doanh nghiệp này là chủ đầu tư một số dự án như: Dự án Chung cư Him Lam Riverside (quy mô 1,2 ha, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng); Dự án Chung cư Him Lam Phú An (1,8 ha, tổng vốn đầu tư 1.770 tỷ đồng); Dự án Chung cư Him Lam Chợ Lớn (4 ha, tổng vốn đầu tư 2.700 tỷ đồng).

Tại Hà Nội, Him Lam Land là chủ đầu tư các dự án Biệt thự sinh thái Long Biên (0,32 ha; tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng), dự án Himlam Vạn Phúc (0,06 ha, tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng).

Him Lam -

Đầu tư vào hàng loạt dự án, tính đến cuối năm ngoái, quy mô tổng tài sản của Him Lam Land đạt tới 12.545,3 tỷ đồng. Mặt khác, việc đều đặn mở bán và bàn giao các dự án tại TP. HCM trong 4 năm gần đây cũng giúp cho doanh nghiệp này thu về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu, liên tục báo lãi lớn.

Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao của Him Lam Land khiến cho giá trị định giá của doanh nghiệp này khá thấp. Năm ngoái, như VietTimes từng đề cập, Him Lam Land được định giá hơn 2.110 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với quy mô vốn chủ sở hữu.

Một dữ liệu của VietTimes cho biết, Him Lam Land hiện là công ty mẹ của CTCP Địa ốc Phú Đông (Phú Đông) – chủ đầu tư dự án Phát triển nhà ở Đông Á (hay còn biết đến với tên thương mại là Chung cư Him Lam Phú Đông; tọa lạc tại Phường An Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương). Dự án đã hoàn thành năm 2017.

Công ty Phú Đông trong 4 năm gần nhất liên tục báo lãi. Như năm 2019, công ty này ghi nhận doanh thu thuần đạt 275,13 tỷ đồng, báo lãi thuần 30,4 tỷ đồng.

Tháng 7/2020, Him Lam Land thế chấp hơn 10 triệu cổ phiếu STB của Sacombank để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn của CTCP Thương mại Xây dựng Công Phúc (Công Phúc).

Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2011, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại B40, Khu quy hoạch K34, Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM. 

Cập nhật tới tháng 7/2016, Công Phúc có quy mô vốn điều lệ 180 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Dương Công Sáng (97,778% VĐL), ông Dương Công Thuyên (1,11% VĐL) và ông Nguyễn Văn Lương (1,111% VĐL). Tính đến cuối năm ngoái, Công Phúc có quy mô tổng tài sản đạt mức 2.627,5 tỷ đồng./.

Theo Viettiems

https://viettimes.vn/him-lam-de-che-ty-do-493831.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN