Hòa Bình: Công ty An Việt xây dựng nhà máy có dấu hiệu vi phạm và hoạt động gây ô nhiễm môi trường?

00:14 | 04/10/2022

DNTH: Tháng 7/2022, UBND huyện Lương Sơn tiến hành kiểm tra phản ánh liên quan đến hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ An Việt (Công ty An Việt) tại xã Cao Dương. Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty An Việt xây dựng không phép. Dù chưa đủ điều kiện hoạt động nhưng nhiều ngày gần đây, công ty này liên tục bị phản ánh hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Công ty An Việt có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 5400430038 do UBND tỉnh Hòa Bình cấp. Người đại diện pháp luật Công ty là ông Ngô Viết Quyết. Công ty An Việt có vốn điều lệ 25 tỷ đồng, trụ sở chính tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Năm 2015, UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư của Công ty An Việt để thực hiện dự án Nhà máy tái chế dầu DO từ cao su phế thải với quy mô công suất nguyên liệu: xử lý nguyên liệu rác thải (cao su, nhựa phế thải) 3000 tấn/năm; tái chế 1,7 triệu lít dầu DO/năm từ cao su phế thải.

Các hạng mục của dự án được phê duyệt bao gồm: nhà thường trực, nhà điều hành, nhà ăn, xưởng chế biến dầu, xưởng nhiệt tách tinh luyện, nhà kho sản phẩm dầu, bãi chứa lốp xe và nguyên liệu đầu vào, bãi chứa sơ chế và phân loại, bãi xả than đen, trạm cấp xử lý nước, đường giao thông nội bộ...

Người dân thôn Ngái Om, xã Cao Dương nhiều lần phản ánh về việc Công ty An Việt chưa được cấp giấy phép xây dựng, chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến môi trường nhưng đã thực hiện thi công xây dựng xong nhiều hạng mục. Thậm chí, Công ty này đã đi vào hoạt động tái chế rác thải cao su. Hoạt động có dấu hiệu trái phép gây ô nhiễm môi trường, gây mùi khó chịu làm nhiều người dân xung quanh nhà máy có cảm giác khó thở, người dân cho biết thêm.

z3771488218201_0ff060f3bb6e45c36a24261178d5fb04
Người dân thôn Ngái Om, xã Cao Dương cho biết không thể chịu đựng được mùi khét, khó chịu do việc đốt rác thải cao su của Công ty An Việt

Ngày 4/7/2022, UBND huyện Lương Sơn cùng với UBND xã Cao Dương tổ chức buổi làm việc, kiểm tra xác minh theo nội dung phản ánh. Theo đó, Công ty An Việt chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý, Công ty chưa được cấp giấy phép xây dựng, chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến môi trường. Công ty có hoạt động cắt tách kim loại, nghiền lốp cao su thành bột sau đó cán thành bánh. Đại diện Công ty xác nhận việc hoạt động của Công ty là có và cho biết Công ty đã tạm dừng hoạt động từ ngày 1/6/2022. Tuy nhiên, người dân thôn Ngái Om cho biết, Công ty vẫn có dấu hiệu tiếp tục hoạt động.

z3771486413968_8945af8d4d0f5cb7c3fbbbdf30b7ba9b
Biên bản kiểm tra ngày 4/7/2022

Cũng tại buổi kiểm tra, toàn bộ nguyên liệu là cao su phế thải, săm, lốp ô tô, xe máy thải, nhựa đường được Công ty tập kết ngoài trời, không có mái che. Phân xưởng sản xuất ép bánh cao su có mùi nồng nặc khó chịu. Như vậy, việc xây dựng dự án của Công ty An Việt khi chưa có phép là đúng. Đoàn kiểm tra đã có kết luận việc hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường theo phản ánh của người dân là có cơ sở. 

Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương - ông Bùi Văn Diển cho biết: "Dự án của Công ty An Việt mới chỉ dừng lại ở giai đoạn được chấp thuận chủ trương đầu tư, được giao đất cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn 50 năm. Các thủ tục khác Công ty chưa hoàn thiện". 

Được biết, trước đó UBND xã Cao Dương và Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã có những buổi kiểm tra phát hiện có việc hoạt động chui của Công ty này. 

IMG_20221004_082807
Ông Bùi Văn Diển - Phó Chủ tịch xã Cao Dương trao đổi thông tin 

Việc xây dựng dự án khi chưa được cấp phép xây dựng và có dấu hiệu hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong khi báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được thẩm duyệt là coi thường pháp luật. Nhiều lần người dân thôn Ngái Om, xã Cao Dương phản ánh Công ty An Việt hoạt động bất chấp yêu cầu tạm đình chỉ của cơ quan chức năng.

Đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lương Sơn nhanh chóng kiểm tra, làm rõ những dấu hiệu trên của Công ty An Việt tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN