Hòa Bình xuất 40 tấn sản phẩm cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản

16:28 | 29/02/2024

DNTH: Ngày 28/2, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam tại Hòa Bình (Công ty Minh Trung) ở khu công nghiệp Lương Sơn, huyện Lương Sơn tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản.

1
1Tỉnh Hòa Bình xuất khẩu 40 tấn sản phẩm cháo sen Bát Bảo đầu tiên của năm 2024 sang thị trường Nhật Bản.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam là doanh nghiệp chế biến nông sản đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhiều năm nay. Với quy trình chế biến khép kín áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000:2018, công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm như: Cháo, chè, nước trái cây các loại, ngô ngọt, súp lạc sữa, thực phẩm đóng hộp chế biến từ sản phẩm nông, lâm, thủy sản... Năm 2023, công ty đã xuất khẩu 12.000 tấn sản phẩm sang các thị trường: Nhật Bản, EU, các nước Tây Á, Úc…

Được biết, lô sản phẩm cháo sen lần này là lô hàng xuất khẩu đầu tiên trong năm 2024 của Công ty Minh Trung với số lượng khoảng 40 tấn (gần 150.000 sản phẩm) với tổng giá trị tương đương khoảng 85.000 USD.

2
Xe vận chuyển sản phẩm cháo sen Bát Bảo lên xe tải. 

Các thùng hàng cháo sen được đóng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, trên mỗi sản phẩm có dán tem phụ thể hiện tất cả nội dung về sản phẩm, đơn vị sản xuất và đơn vị nhập khẩu phân phối, được in bằng ngôn ngữ của nước nhập khẩu. Việc giao, nhận hàng đảm bảo thực hiện đúng thời gian phía đối tác là Công ty KOME của Nhật Bản yêu cầu.

Năm 2024, Công ty Minh Trung đặt mục tiêu xuất khẩu 15.000 tấn hàng đi thị trường các nước, góp phần cùng ngành nông nghiệp hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong năm 2024.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN