Hoà Bình xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

21:29 | 29/03/2024

DNTH: Lô ớt xuất khẩu lần này có điểm mới vì đây là lô sản phẩm đầu tiên được xuất khẩu theo đặt hàng từ đối tác nước ngoài, kể cả về chủng loại giống, kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng gói đều đã đáp ứng yêu cầu của đối tác.

ot20240329165620
Sản phẩm ớt muối chua của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Tiến Ngân được đưa lên container.

Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân, Công ty Tomas Trade Co.Ltd Hàn Quốc, Công ty ASIA Ocean xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình, nhu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc cần khoảng 4.000 tấn ớt muối chua/năm.

Dự kiến năm 2024, Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân sẽ xuất khẩu 150 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình sẽ mở rộng khoảng 50ha diện tích trồng ớt chỉ địa muối chua xuất khẩu, tập trung tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình Nguyễn Huy Nhuận thông tin, xuất khẩu nông sản ở Hoà Bình những năm gần đây có nhiều khởi sắc, tăng trưởng cao cả về sản lượng xuất khẩu và số lượng thị trường xuất khẩu. Với lô ớt xuất khẩu lần này có điểm mới vì đây là lô sản phẩm đầu tiên được xuất khẩu theo đặt hàng từ đối tác nước ngoài (kể cả về chủng loại giống, kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng gói đều đã đáp ứng yêu cầu của đối tác).

Đặc biệt, lô hàng ớt lần này cùng với các sản phẩm khác như mía đường, bưởi diễn, măng Kim Bôi… được kỳ vọng sẽ tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời gian tới.

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình không chỉ xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như mía, cam, bưởi... sang thị trường nước ngoài mà tiến tới đẩy mạnh cả với những sản phẩm, cây trồng mới; đồng thời, củng cố niềm tin của người sản xuất, cán bộ, chính quyền địa phương trong việc tổ chức sản xuất theo yêu cầu đặt hàng.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN