'Hoen gỉ' đất vàng
15:01 | 10/09/2020
DNTH: Những dự án bất động sản “hoen gỉ” không hẹn ngày về đích vừa để lại hệ lụy về cảnh quan, văn minh đô thị, vừa gây thiệt hại lớn kinh tế.
Yếu kém trong quy hoạch, tùy tiện trong chấp hành pháp luật đất đai, áp lực phát triển nóng… đã biến hàng nghìn ha đất nông nghiệp cùng hàng trăm tỉ đồng đầu tư cho nhiều khu công nghiệp trở nên hoang hóa. Nhiều “nhóm lợi ích” đã xuất hiện từ đất, người ta ví von là những “bạch tuộc” đất. Quỹ đất thuộc hàng “đất vàng, đất bạc, đất kim cương” luôn trở thành đích ngắm của các nhà đầu tư.
Đất nước phát triển, chuyển mục đích sử dụng đất là nhu cầu rất lớn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ sự chuyển đổi ấy lâu nay, vẫn chưa đúng, chưa trúng và không mang lại hiệu quả. Nhiều nơi thu hồi xong bỏ hoang 5 - 7 năm chưa khai thác, chưa sử dụng, dẫn đến bần cùng hóa một số lớn nông dân mà không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.
Ảnh minh họa. |
Không khó để nhận thấy vẫn còn đó không ít vụ việc lãng phí đất tại đô thị và nông thôn. Nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhưng lại được giao rất nhiều đất, có những khu “đất vàng” trị giá lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng. Thậm chí, doanh nghiệp được giao đất nhiều đến mức sử dụng không hết, bỏ hoang hoặc cho tư nhân thuê lại với giá bèo bọt, trong khi người dân không có đất sản xuất. Chưa kể, rất nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý và sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, gây thất thoát lớn tài sản quốc gia.
TP.Hà Nội là “điển hình” về số lượng dự án treo và bỏ hoang. Mới đây, trong báo cáo tổng hợp của UBND TP.Hà Nội gửi các cử tri về tình trạng các dự án bất động sản bị bỏ hoang cho thấy, có 383 dự án đang chậm tiến độ. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT và UBND TP.Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh thông tin trên. Bởi lẽ, điều này khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn, đặc biệt là gây lãng phí tài nguyên đất.
Mặc dù không phải là vấn đề mới, nhưng để xử lý được những tồn tại trong việc dự án bỏ hoang lại là điệp khúc chưa có hồi kết... Các dự án treo nhan nhản khắp từ các quận, huyện ngoại thành Hà Nội cho đến các khu vực quận nội đô - nơi đất đai được ví như “vàng”.
Nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ cũng muôn hình, vạn trạng: Chủ đầu tư không đủ năng lực (tài chính, kinh nghiệm); thủ tục phê duyệt dự án, quy hoạch, giấy phép xây dựng... kéo dài; thị trường thay đổi, nếu cứ theo phương án đầu tư cũ trước khi giao đất thì thua lỗ; vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng…
Trong khi đó, theo quy định tại Luật Đất đai, nếu dự án quá 1 năm không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng theo tiến độ được duyệt, sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế, số dự án thu hồi được rất ít.
Thực tế, đã có một số dự án xây dựng tại những vị trí đắc địa chậm tiến độ nhiều năm đã bị các cơ quan chức năng thành phố “sờ gáy”. Tuy vậy, vẫn còn đó những dự án ôm đất vàng dở dang và “trơ gan cùng tuế nguyệt” nhiều năm trời chưa hẹn ngày khởi động lại.
Phương Anh
Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép
Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.
TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư
UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi
Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.
Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công
UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.
Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây
Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....
Cựu Chủ tịch LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng: 'Nửa cuối năm 2021, đất chắc chắn sốt'
Ông Nguyễn Đức Hưởng đã chia sẻ như trên tại "Hội thảo bất động sản Việt Nam 2020 - 2021: Sẵn sàng chu kì mới" tổ chức hôm 29/8.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...