Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

11:25 | 07/09/2020

DNTH: Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

Cử tri lo ngại việc thiếu giám sát sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai và phá vỡ quy hoạch phát triển của từng địa phương.

Không có vùng cấm

Trả lời vấn đề nêu trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành thực thi nhiều giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm trật tự xây dựng.

Cụ thể, ngày 27/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, trong đó quy định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng như: Thi công sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng không đúng với thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt…

Ngày 01/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc tăng cường chấn chỉnh trong công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, Thủ tướng yêu cầu "Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác lập, quản lý quy hoạch, quản lý hoạt động xây dựng. Xử lý nghiêm, kịp thời, dứt điểm các vi phạm tại địa phương".

Bên cạnh đó, Bộ này cũng cho biết thời gian tới sẽ triển khai Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu Nghị định để thay thế Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát các công trình ngay từ giai đoạn khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật; không có vùng cấm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

"Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có thẩm quyền để xảy ra vi phạm mà không xử lý, xử lý không kịp thời, không triệt để hoặc có hành vi dung túng, bao che cho hành vi vi phạm" - Bộ Xây dựng khẳng định.

Sửa luật cho phù hợp thực tế

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây tình trạng phân lô bán nền trái phép xảy ra tràn lan ở khắp các địa phương, trong đó nở rộ nhất có thể kể đến ở TP.HCM và các tỉnh vùng ven. Trong đó, câu chuyện về 29 dự án ma của Công ty Alibaba xảy ra năm 2019 tại Đồng Nai là hồi chuông cảnh báo về tình trạng phân lô bán nền nhưng không xử lý kịp thời đã để lại những hậu quả đối với người dân.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, mặc dù TP đã ban hành Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, tuy nhiên nhiều "đầu nậu" đã lợi dụng kẽ hở trong quy định để tách thửa các thửa đất lớn hơn 2.000m2.

Không có vùng cấm cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép - Ảnh 1.

Dự án ma tại Vũng Tàu, dù đã phân lô bán nền trái phép nhưng cơ quan chức năng địa phương không có phương án ngăn chặn kịp thời (ảnh: Khu đất được giới thiệu là dự án Hồ Tràm Riverside tại Vũng Tàu).

Với nhiều hình thức cảnh báo khác nhau của các cấp chính quyền, kể cả cắm biển cảnh báo không có dự án phân lô, bán nền tại rất nhiều khu đất nông nghiệp, nhưng nhiều khu đất nông nghiệp vẫn rao bán công khai trên mạng internet.

Tại Vũng Tàu, mới đây một khu đất rộng 60ha đất nuôi trồng thủy sản cũng vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh này lên tiếng cảnh báo bởi một số đối tượng phân thành 586 nền đất bán trái phép cho người dân.

Thậm chí như tại Phú Quốc, chỉ 3 tháng sau khi chấm dứt hiệu lực công văn 651 ngày 15/5/2018 về việc cấm phân lô, tách thửa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại huyện đảo Phú Quốc, tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định pháp luật tại đây đã quay trở lại và diễn biến phức tạp hơn khiến UBND tỉnh Kiên Giang một lần nữa phải buộc tiếp tục lệnh cấm phân lô bán nền tại địa phương này.

Theo ông Lê Hoàng Châu, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ điều chỉnh các hành vi kinh doanh bất động sản kể từ thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng, nhưng không điều chỉnh các hành vi xảy ra trước thời điểm ký kết hợp đồng kinh doanh.

Do đó, theo ông Châu cần bãi bỏ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017 về việc cho phép "tách thửa đối với từng loại đất, trong đó có đất nông nghiệp", dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan.

Đồng thời cần thống nhất quy định về "đặt cọc" giữa các luật để bảo đảm giao kết hợp đồng của các bên có thể tuân thủ. Đơn cử trường hợp "đặt cọc" để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, các pháp nhân phải vừa tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự, vừa tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, để thống nhất pháp luật và tạo điều kiện cho người dân, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản về giá trị đặt cọc không vượt quá 5% giá tạm tính của sản phẩm bất động sản.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

Cựu Chủ tịch LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng: 'Nửa cuối năm 2021, đất chắc chắn sốt'

Ông Nguyễn Đức Hưởng đã chia sẻ như trên tại "Hội thảo bất động sản Việt Nam 2020 - 2021: Sẵn sàng chu kì mới" tổ chức hôm 29/8.

XEM THÊM TIN