Hội nghị Ổn định Kinh tế và Cạnh tranh doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp

17:01 | 15/05/2019

DNTH: DN&TH: Ngày 15/05/2019 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức “Hội nghị ổn định kinh tế và cạnh tranh doanh nghiệp”. Chương trình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của hàng trăm doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà đầu tư. Đây là một diễn đàn được tổ chức với mục đích thảo luận về phát triển kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh doanh nghiệp và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng hợp tác.

Hội nghị được tổ chức làm hai phiên, có sự tham dự của TS. Trần Đình Thiên – Chuyên gia Kinh tế, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế trung ương; ông Hà Huy Tuấn -  Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Trung tướng, PGS.TS.Đường Minh Hưng, Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế; PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế…

Ông Hà Huy Tuấn với chia sẻ về sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0 tới tài chính Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã chỉ ra thực trạng cách mạng 4.0 tác động đến hệ thống tài chính Việt Nam: “Còn khoảng trống lớn trong việc áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong khi đó chế tài và pháp lý chưa chặt chẽ. An ninh mạng chưa được đảm bảo, thông tin người tiêu dùng bị rò rỉ gây hoang mang…”. Cùng với đó ông cũng đưa ra những giải pháp thiết lập cách mạng công nghiệp 4.0 trong tài chính: “Về phía quản lý nhà nước, tôi yêu cầu xây dựng hoàn thiện chính sách tài chính đối với các mô hình mới, xây dựng hoàn thiện chiến lược, phổ cập công nghệ tới từng bộ phận, tăng cường mở rộng hợp tác chia sẻ thông tin quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình thì cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo và thay đổi mô hình sản xuất - kinh doanh và sản phẩm mới theo nguyên tắc: đơn giản hóa, tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo và đảm bảo an toàn hệ thống”.

Hội nghị được đông đảo các chuyên gia tham dự với nhiều bài phát biểu mang tính thời sự

Trong bài phát biểu “Giải pháp tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Ông Cấn Văn Lực chia sẻ: “Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay cần chú trọng nền kinh tế vĩ mô, chú trọng tăng năng suất lao động, tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận công nghiệp 4.0, tăng khả năng kháng cự với các cú sốc bên ngoài của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính - tiền tệ nói riêng”.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định. Do đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanh nghiệp, mà đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, nỗ lực của các tổ chức ngành nghề và người lao động. Tại Hội nghị, Ông Lương Minh Huân – Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp cho biết: “Trong 5 năm qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp phải khó khăn nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 5 năm đạt 7%/năm). Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký khoảng 1,3 triệu doanh nghiệp (Cục QLĐKKD), Số doanh nghiệp đang hoạt động đến 12/2018 là khoảng 715 nghìn DN. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á: chỉ có 21% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia… Bởi vậy cần có những chính sách hợp lý thúc đẩy ổn định kinh tế, nâng cao cạnh tranh doanh nghiệp.”

Các đại biểu tham dự hội thảo, các diễn giả trình bày tham luận, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đều có nhận định chung, để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, liên tục cả hiện tại và tương lai. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

 

 

Mai Anh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025 (2).

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

DNTH: Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ

DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

XEM THÊM TIN