Hội thảo chuyển đổi công nghệ số trong sản xuất - Cách mạng công nghiệp 4.0”

15:40 | 25/09/2020

DNTH: Ngày 25/09/2020, tại Khách sạn Caravelle Saigon Công ty TNHH Hitachi Systems Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Chuyển đổi công nghệ số trong sản xuất – Cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm giới thiệu những chuỗi giải pháp số, ứng dụng gia tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp.

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều đang tìm kiếm cách thức để có thể khởi động lại sản xuất trong một trạng thái bình thường mới. Các nhà sản xuất hiện đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp sau khi tiến hành sản xuất trở lại bình thường bao gồm: Một là, bảo vệ lực lượng lao động. Khi các nhà sản xuất chuẩn bị để công nhân của họ khởi động lại sản xuất, họ phải làm cho môi trường làm việc an toàn và đảm bảo công nhân cảm thấy an toàn khi trở lại làm việc.

Hai là, quản trị rủi ro. Các nhà sản xuất phải duy trì tính linh hoạt và có thể thích ứng được với sự thay đổi thất thường của thị trường cũng như chuỗi cung ứng.

Ba là, đảm bảo năng xuất ngay cả khi dãn cách nhân lực. Ở một số nhà máy, chỉ một số lượng hạn chế công nhân sẽ quay lại làm việc trực tiếp trong khi rất nhiều người khác vẫn sẽ tiếp tục làm việc từ xa. Các giải pháp cho phép người lao động có thể làm việc từ xa tương tác với nhà máy sản xuất sẽ là tối quan trọng.

Tại hội thảo các doanh nghiệp tham gia đã được nghe những chia sẻ từ các kỹ sư, chuyên gia về các giải pháp số cho nhà máy từ các hãng phần mềm hàng đầu Siemens và Hitachi để tìm hiểu chuỗi những giải pháp số giúp các nhà sản xuất quay lại hoạt động an toàn với hiệu suất cao và giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

Trong bối cảnh thế giới đang thực hiện cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao. Hội thảo đã đưa đến những giải pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao cho các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đạo tạo kỹ thuật để bổ sung nguồn lực thiếu hụt, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong cách ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế.

Các giải pháp phần mềm được giới thiệu trong hội thảo bao gồm: Giải pháp tích hợp quá trình thiết kế, mô phỏng và gia công sản phẩm cho phép các doanh nghiệp nâng cao ý tưởng sản phẩm, cung cấp ra thị trường sản phẩm chất lượng cao nhanh hơn và hiệu quả hơn; Giải pháp lập kế hoạch sản xuất nhanh gọn, tối ưu hóa quy trình sản xuất của nhà máy giúp các doanh nghiệp có khả năng phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách hiệu quả, nhằm cân bằng giữa nhu cầu và năng lực thực tế. Tổ hợp các giải pháp sản xuất kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp nhận ra những tính năng mới bằng cách đồng bộ hoá từ quá trình thiết kế sản phẩm, đến lập trình quy trình và sản xuất sản phẩm.

Giải pháp liên kết và phát triển sản phẩm giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung, thực thi và quản lý các quy trình công việc lặp đi lặp lại, đồng thời quản lý dữ liệu đa nền tảng.

Giải pháp hệ điều hành mở kết nối vạn vật dựa trên nền tảng điện toán đám mây giúp kết nối các sản phẩm, nhà máy, hệ thống và máy móc.

Giải pháp quản lý hoạt động hệ thống tích hợp giúp cung cấp hệ thống hoạt động ổn định với các chức năng phong phú để giải quyết những vấn đề khác nhau trong hệ thống IT.

Giải pháp tự động hóa các tác vụ khó khăn và mất thời gian trong việc phát triển phần mềm, để giải phóng sức lao động.

Hơn 40 nhà quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo phòng kỹ thuật, nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ thông tin từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, giáo dục, kỹ thuật vận tải, quốc phòng đã tham dự sự kiện và quan tâm đến việc ứng dụng những giải pháp được Hitachi Systems Việt Nam giới thiệu trong hội thảo để chuyển đổi công nghệ sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tiến tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngay từ trạng thái “bình thường mới”.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Hitachi Systems Việt Nam cho biết, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên 3 lĩnh vực chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp là rất lớn khi vạn vật được kết nối bởi internet. Hệ thống máy móc có thể giao tiếp với nhau thông qua internet mà không cần sự có mặt của con người, dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động tương ứng với lượng sản phẩm tồn kho. Đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hội thảo sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại khu vực phía Nam tiếp cận với những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay, đóng góp tích cực vào việc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng Covid-19./.

Thùy Dung

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tập đoàn Sơn Hải thắng thầu dự án tại Phú Yên với mức giảm 12,5%

DNTH: Dự án tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An – TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1), vừa chính thức xác định nhà thầu thực hiện.

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

XEM THÊM TIN