Hơn 400 doanh nghiệp tham dự Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 (VIATT 2024)
15:11 | 25/02/2024
DNTH: Từ ngày 28/2 đến ngày 1/3, Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 (VIATT 2024) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh.

Hơn 400 doanh nghiệp tham dự
Triển lãm có quy mô trên 500 gian hàng cùng sự góp mặt của hơn 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Anh, Đức, Italia, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc…
Trong sự kiện triển lãm sẽ có sự xuất hiện nổi bật của các khu gian hàng quốc gia, vùng lãnh thổ đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Pakistan.
Đặc biệt, khu gian hàng thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ là một trong những điểm nhấn quan trọng của Triển lãm, giới thiệu tới khách tham quan Việt Nam và quốc tế thế mạnh thương hiệu ngành dệt may của Việt Nam.
Các ngành hàng trưng bày bao gồm: hàng may mặc; đồ dệt gia dụng; dệt may kỹ thuật và vải không dệt; công nghệ gia công dệt và in...
Đây là dịp tốt để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất ngành dệt may tháng đầu năm của Việt Nam rất khả quan, trong đó dệt tăng hơn 46%, sản xuất trang phục tăng gần 21%. Để chủ động tiếp cận đơn hàng mới, doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng tiêu dùng và ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng tiêu chí xanh.
DN dệt may tìm các đơn hàng nhỏ, chờ thị trường phục hồi

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) – cho biết, năm 2023, sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn: thách thức lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng hàng tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn… Với những khó khăn này, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2023 giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt 40,324 tỷ USD. Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cũng như dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, ngành dệt may đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.
Đến nay, nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa vốn đã phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)… tiếp tục là những nền tảng tích cực cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Theo định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, xanh hóa và chuyển đổi số, sử dụng nguyên liệu tái chế... Để làm được điều này, buộc các doanh nghiệp phải có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, nâng cao năng suất tạo ra những sản phẩm chất lượng phù hợp với xu hướng.
“Bằng cách kết nối các công ty dệt may từ khắp Châu Á, Châu Âu…, VIATT 2024 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam” – ông Lê Hoàng Tài đánh giá và cho biết thêm, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Triển lãm được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam tham gia kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng. Đồng thời khuyến khích các thương hiệu lớn trên thế giới chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Từ đó, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đấy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.
Cũng tại buổi họp báo, bà Wendy Wen - Giám đốc điều hành, Công ty Messe Frankfurt Hồng Kông, Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) – cho rằng, hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới và còn nhiều dư địa để phát triển hơn nữa. Cùng với đó, ngày càng nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, tham gia thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa vốn đã phát triển mạnh mẽ.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Triển lãm quốc tế /
- thương hiệu quốc gia /
- Ngành dệt may /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
-
Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...