Hơn 90 dự án tại Hà Nội đang thế chấp ngân hàng

10:38 | 28/09/2018

DNTH: Theo công bố mới đây của Sở Tài nguyên Môi trường TP.Hà Nội thì một loạt dự án từ thương mại cho đến nhà ở xã hội đang được thế chấp tại ngân hàng.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Theo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, đến ngày 23/8 có 92 dự án tại Hà Nội được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP. Hà Nội.

Một loạt dự án của những "đại gia" bất động sản cũng nằm trong danh sách này. Riêng Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh có nhiều dự án đang thế chấp nhất. Trong đó, dự án căn hộ dát vàng D'.Palai de Louis (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy) bị thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

Dự án Le Pont D'or (Hoàng Cầu, Đống Đa) của chủ đầu tư này cũng bị thế chấp 139 căn hộ, dự án chung cư cao cấp D. Le Roi Soleil (số 2 Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ) thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

Công ty cổ phần Hải Phát thế chấp quyền sử dụng đất 59 căn nhà ở thấp tầng và  công trình hỗn hợp cao tầng tại dự án Hải Phát Plaza (Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Chủ đầu tư này cũng đang thế chấp tài sản với quyền sử dụng đất dự án tại Phú Lãm, quận Hà Đông; dự án tại đoạn Cầu Chui - Cầu Đông Trù, Long Biên.

Tập đoàn FLC đang thế chấp dự án công trình hỗn hợp 265 Cầu Giấy, Tập đoàn Nam Cường thế chấp quyền sử dụng đất một loạt thửa đất tại Khu đô thị mới Dương Nội...

Một loạt dự án khác đã đi vào bàn giao cũng nằm trong danh sách này như Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An thế chấp một phần dự án Tràng An Complex tại Phùng Chí Kiên (Cầu Giấy), Công ty Địa ốc MB thế chấp dự án Golden Field Mỹ Đình...

Ngoài ra, nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ cũng nằm trong danh sách này như Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng NHS thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn thế chấp dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sĩ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân....

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền gồm 700 căn hộ để ở, 9 căn dịch vụ của dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco (huyện Thanh Trì) cũng nằm trong danh sách vừa được công bố.

Theo Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Tuy nhiên, trước khi bán căn hộ, nhà ở cho khách hàng, chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ đã được cầm cố.

Ngọc Liên/VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN