IMF: Lạm phát của Việt Nam năm 2021 vẫn sẽ đạt khoảng 4%

09:24 | 05/03/2021

DNTH: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hoàn thành tham vấn Điều IV với Việt Nam. Theo đó, các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020, đồng thời lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

IMF: Lạm phát của Việt Nam năm 2021 vẫn sẽ đạt khoảng 4%

Theo IMF, năm 2020 đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng cao kéo dài của Việt Nam. Ba thập kỷ cải cách theo định hướng thị trường vừa qua đã hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại dựa vào các ngành chế biến, chế tạo với các doanh nghiệp đầu tư vốn FDI dẫn dắt, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Trong những năm gần đây, với tăng trưởng GDP trung bình ở mức 7%/năm và việc đặt trọng tâm "không để ai bị bỏ lại phía sau" đã nâng cao mức sống người dân, góp phần đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Năm 2019, hoạt động kinh tế đất nước diễn ra mạnh mẽ, với mức lạm phát ổn định, tốc độ các doanh nghiệp mới thành lập đạt mức cao nhất trong 6 năm. Nợ công được Chính phủ bảo lãnh ở mức 43% GDP, thấp hơn nhiều so với trần nợ công 65% theo luật định.

Mặc dù dòng chảy thương mại chậm lại do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn tăng lên 3,8% GDP do nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian chậm lại, lượng khách du lịch tăng kỷ lục và dòng kiều hối lớn. IMF đánh giá, vị thế đối ngoại của Việt Nam năm 2019 là rất mạnh.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, IMF nhận định, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế tác động bất lợi đến sức khỏe y tế và kinh tế của đất nước. Ngoài ra, những nỗ lực nhanh chóng cũng đã giúp giảm thiểu gánh nặng đối với các gói hỗ trợ so với các quốc gia khác.

Chính sách tài khóa đã tập trung hỗ trợ tạm thời cho các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương, trong khi chính sách tiền tệ được nới lỏng để duy trì thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy tăng trưởng GDP trong năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91%, thuộc nhóm các quốc gia có tăng trưởng cao nhất thế giới.

Mặc dù đại dịch để lại một số tác động bất lợi kéo dài, song dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 khi quá trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp diễn. Các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020 và lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

IMF nhấn mạnh, dù đã đối phó rất tốt với đại dịch Covid-19 nhưng rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại vẫn hiện hữu. Do vậy, Việt Nam vẫn cần có các biện pháp để hạn chế tác động bất lợi lâu dài, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện và xanh hơn. Đáng chú ý, cần xem xét các biện pháp tài khóa bảo vệ người lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, IMF lưu ý việc điều chỉnh tài khóa từ từ nên tập trung vào huy động nguồn thu ngân sách để giúp tạo không gian tài khóa cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chi an sinh xã hội, hỗ trợ tăng trưởng xanh hơn và bao trùm.

"Cần rút dần những hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể trụ lại được và áp dụng trở lại những quy định phân loại nợ khi gia hạn nợ. Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ những rủi ro tài chính và giải quyết kịp thời các khoản vay có vấn đề", IMF chỉ rõ.

Mặc dù vị thế đối ngoại của Việt Nam về cơ bản mạnh hơn đáng kể so với mức độ cho phép của các yếu tố nền tảng và các chính sách mong muốn, IMF khuyến nghị, vẫn cần nỗ lực cải cách để loại bỏ các rào cản đối với đầu tư tư nhân và cải thiện lưới an sinh xã hội.

IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng giai đoạn hậu Covid-19. Cuối cùng, IMF khẳng định, cần ưu tiên giảm sự chênh lệch về kỹ năng lao động, thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo một sân chơi bình đẳng, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

DNTH: Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

DNTH: Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong 3 quý năm 2024 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

XEM THÊM TIN