Indonesia tiếp tục mời thầu số lượng lớn, gạo Việt có cơ hội?
18:14 | 24/08/2024
DNTH: Thông báo mời thầu nêu rõ, Indonesia mời thầu 350.000 tấn gạo trắng 5% tấm được sản xuất trong năm 2024. Các nguồn cung gạo mà Indonesia mong muốn là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Pakistan.

Nửa đầu năm 2024, trung bình mỗi tháng Indonesia mời thầu khoảng 300.000 tấn gạo. Từ tháng 7, Bulog đã tăng lượng mời thầu thêm 20.000 tấn lên 320.000 tấn. Tuy nhiên kết quả mở thầu không được như mong muốn, nước này chỉ mua được khoảng trên 200.000 tấn. Do đó, trong đợt mời thầu tháng 8 Bulog tăng sản lượng mua vào lên đến 350.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Trong đợt mở thầu tháng 7 vừa qua của Bulog, các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu nhiều nhất với 7/12 lô, đạt 185.000 tấn, mức giá trúng thầu là 563 USD/tấn. Các lô còn lại Indonesia mua gạo có nguồn gốc từ Myanmar. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan hầu như không mặn mà với thị trường Indonesia khi có ít doanh nghiệp tham gia đấu thầu và giá chào thầu cao hơn Việt Nam trên 20 USD/tấn, doanh nghiệp Pakistan đưa giá chào thầu lên tới 592 USD/tấn.
Năm 2024, Chính phủ Indonesia dự kiến phải nhập khẩu đến 4,3 triệu tấn gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thuận lợi với mỗi tháng mua được khoảng 300.000 tấn đến tháng 6 nước này không thể mở thầu vì tình trạng ách tắc hàng hoá ở các cảng biển. Sang tháng 7 mặc dù Bulog tăng sản lượng mời thầu nhưng do trả mức giá quá thấp nên lượng mua vào không đủ.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện nay đang cao nhất thế giới, đạt 578 USD/tấn; trong khi gạo Thái Lan đứng thứ 2 với 566 USD/tấn và gạo Pakistan thứ 3 là 539 USD/tấn.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng Tháp cho biết: Hiện tại nguồn cung gạo Việt Nam không còn nhiều do vụ Hè Thu sắp kết thúc và vụ Thu Đông sản lượng không lớn. Từ nay đến cuối năm, lượng gạo hàng hóa không quá dồi dào nên giá gạo sẽ duy trì ở mức cao. Trong khi đó, ngoài Indonesia thì Philippines - thị trường xuất khẩu truyền thống của gạo Việt Nam và nhiều thị trường khác cũng có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn gạo trong năm nay. Hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn so với các nước khác nên các doanh nghiệp cũng thận trọng trong việc tham gia đấu thầu để tránh trình trạng "càng bán càng lỗ" đã xảy ra trước đây.
Trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 5,3 triệu tấn gạo, thu về 3,34 tỷ USD, đây đều là con số kỷ lục mới của ngành lúa gạo Việt Nam so với cùng kỳ những năm trước, kể cả năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo thị trường gạo thế giới những tháng cuối năm tiếp tục sôi động, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7,5 -8 triệu tấn gạo, kim ngạch vượt mốc 5 tỷ USD.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/indonesia-tiep-tuc-moi-thau-so-luong-lon-gao-viet-co-co-hoi-20240824171619292.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nhập khẩu gạo /
- thị trường gạo /
- gạo Việt Nam /
- Indonesia /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục
DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước
DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản
DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt
DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...