Khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử"

12:43 | 31/10/2023

DNTH: Sáng nay (31/10), tại Thành phố Bắc Giang đã diễn ra Hội thảo cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang -Tây Yên Tử”. Hội thảo được tổ chức bởi Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang; cùng sự phối hợp, tham mưu thực hiện của Viện Trần Nhân Tông (ĐHQGHN), Sở Văn hoá và Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang.

IMG_20231031_142934
Các đại biểu chủ trì cuộc hội thảo.

Lan tỏa những giá trị mang tính di sản và đương đại của Phật giáo Bắc Giang

Phát biểu khai mạc, Viện trưởng viện Trần Nhân Tông, PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh cho biết: “Bắc Giang là vùng đất thuộc miền thượng của xứ/trấn Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, là một trong những địa phương mang trong mình nhiều dấu tích, di sản và sự hiện diện sinh động nhất của Phật giáo truyền thống và đương đại Việt Nam. Những ghi chép trong thư tịch cổ và các kết quả nghiên cứu khảo cổ đều cho thấy những dấu chân truyền pháp, hoằng pháp Đạo Phật đầu tiên vào Việt Nam đều có tại mảnh đất Bắc Giang. Hiện nay, trên địa bàn Bắc Giang có khoảng 940 ngôi chùa, tự viện Phật giáo phân bố ở hầu khắp 10 huyện, thành phố từ miền đồng bằng, từ đô thị đến các làng xã, vùng sâu hay núi cao của tỉnh.

IMG_7031
Viện trưởng viện Trần Nhân Tông, PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh phát biểu tại hội thảo.

Các cơ sở tự viện Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử chủ yếu thuộc hai dòng Phật giáo tiêu biểu, có sự ảnh hưởng lớn bậc nhất ở Việt Nam là Phật giáo Lâm Tế và Phật giáo Trúc Lâm. Tiêu biểu như chùa Bổ Đà (chốn tổ của Phật giáo Lâm Tế ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (chốn tổ Phật giáo Trúc Lâm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng). Đặc biệt, Bắc Giang - Tây Yên Tử còn là một trong những vùng đất ghi dấu ấn sự phát triển và hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của vị Sơ tổ Phật giáo Trúc Lâm - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

20231031_150502
Toàn cảnh buổi hội thảo.

Ngày nay, không gian tự nhiên - xã hội của vùng đất địa linh nhân kiệt này tiếp tục đem lại những giá trị, tiềm năng mới cho Phật giáo Bắc Giang và sự phát triển của địa phương…

Từ bối cảnh và những nhận thức trên, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Không gian Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử” được tổ chức với mong muốn làm sáng rõ, lan tỏa những giá trị mang tính di sản và đương đại một cách có hệ thống và toàn diện, bao gồm cả những phát hiện khoa học mới về Phật giáo Bắc Giang – Tây Yên Tử. Và đưa ra những giải pháp đối với tiềm năng, cơ hội và thách thức của địa phương nhằm bảo tồn, phát huy, những giá trị này có thể tạo thành nguồn lực cho sự phát triển nhân văn, hài hòa và bền vững...”.

IMG_7037
Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội thảo.

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Bắc Giang rất mong muốn tại hội thảo này được lắng nghe, tiếp thu ý kiến quý báu của các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh;

Đồng thời, sau hội nghị này, mỗi đại biểu sẽ trở thành một sứ giả giúp tỉnh Bắc Giang quảng bá, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương, thu hút ngày càng đông đảo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… chung tay nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Bắc Giang nói chung, di sản văn hóa Phật giáo Bắc Giang nói riêng, gắn với phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn tỉnh…”.

741723-638119676631374988-10342329
Chùa Hạ nằm dưới chân Tây Yên Tử là trung tâm diễn ra các lễ hội, các hoạt động du lịch, các hoạt động tôn giáo. Đặc biệt, cổng vào Chùa Hạ được ví như "Cổng Trời" là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan.

Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang

Hội thảo đã nhận được tổng số 110 tham luận với sự tham gia của 128 học giả thuộc nhiều lĩnh vực, đến từ nhiều các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau trên cả ba miền đất nước. Sau quá trình thẩm định, phản biện và biên tập nội dung với tinh thần trân trọng, nghiêm túc và khoa học, Ban tổ chức đã tuyển chọn ra 74 tham luận tiêu biểu nhất để đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo được xuất bản, tập trung vào ba nội dung chủ đạo, tương ứng 03 phiên thảo luận của Hội thảo như sau:

Thứ nhất, “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Thứ hai, “Di sản văn hóa Phật giáo Bắc Giang”. Thứ ba, “Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử”.

IMG_7050
TS.Nguyễn Thị Phương Anh phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Phương Anh cho biết: "Không gian khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử được ghi nhận ở 3 giá trị: Tính nổi bật toàn cầu; Tính toàn vẹn của quần thể di tích – danh thắng và Tính xác thực. Đây cũng là quần thể di tích và danh thắng duy nhất trên cả nước đáp ứng gần như hầu hết các tiêu chí của một di sản vật thể và di sản danh thắng có ảnh hưởng lớn trong tâm thức dân gian, đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách với những hoạt động lễ hội dài ngày ở đồng bằng Bắc Bộ”.

IMG_7061
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được trưng bày tại chương trình.

Cũng tại hội thảo, NNC.Trần Văn Lạng cho biết: “Bắc Giang là một vùng quê ngàn năm văn hiến. Bởi thế cho nên nơi đây cũng là mảnh đất có đạo Phật vào sớm và đến thời Trần, Bắc Giang đã có một trung tâm Phật Giáo nổi tiếng của cả nước. Đó là ưu thế mà ít nơi nào có được. Cũng chính vì thế mà Bắc Giang cũng là miền đất Phật.

Điều đó được chứng thực ở các địa danh như: Phật Sơn, Đèo Bụt, Đinh Sơn, Thọ Sơn, Liên Sơn, Thù Sơn, Núi Chùa,… và hầu như các làng xã đều có chùa thờ Phật, mọi người đều hướng tâm về Phật với câu niệm “A di đà phật”. Ai ai cũng để tâm làm việc thiện theo như lời Phật hoàng Trần Nhân Tông đã truyền dạy cách đây 700 năm.

IMG_7080
Các đại biểu thăm quan không gian trưng bày sách, kinh, ấn phẩm tại chương trình.

Trong thời kỳ đổi mới, Bắc Giang đã chuyển mình tìm về cội nguồn Phật phái Trúc Lâm Yên Tử, mở ra con đường du lịch văn hóa tâm linh Tây Yên Tử với các ngôi chùa cổ trên dãy Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang…”.

Trong khuôn khổ của chương trình, ngày 01/11 các đại biểu và các nhà khoa học sẽ đi thực tế tại Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa được công nhận là một trong những trung tâm Phật giáo Trúc Lâm thời nhà Trần và Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, công trình tâm linh có ý nghĩa quan trọng với người dân Bắc Giang, sở hữu địa thế tuyệt đẹp cùng dấu ấn kiến trúc đặc biệt.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

DNTH: Tối 1/7, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt, chào mừng sự kiện chính thức đi vào vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

XEM THÊM TIN