Khai thác đất nông thôn ở Lục Nam và câu chuyện quản lý

21:34 | 18/12/2022

DNTH: Thời gian gần đây tình trạng khai thác đất nông thôn dưới hình thức giấy phép cắt tầng sạt lở; hạ độ cao… diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) một cách ồ ạt. Thế nhưng câu chuyện quản lí tài nguyên khoáng sản gắn liền với trách nhiệm của người đứng đầu thì đang là dấu hỏi lớn cho các cấp chính quyền nơi đây.

Liên tiếp các sai phạm trong việc khai thác đất nông thôn

Ngày 23/11/2022, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã đăng tải bài viết “Xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang: Có hay không việc khai thác tài nguyên đất trái phép?” với nội dung phản ánh về hành vi khai thác đất đang diễn ra tại đây. Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin phản ánh và tiến hành xác minh sự việc, UBND xã Trường Sơn đã ra Quyết định số 307/QĐ-XPHC “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông Vũ Văn Sơn”.

Cụ thể: “Ông Vũ Văn Sơn đã có hành vi vi phạm hành chính: khai thác khoáng sản (đất sản xuất gạch) trên diện tích đất ở của hộ ông Vũ Văn Sơn vượt ra ngoài ranh giới cấp phép (theo bề mặt) trong quá trình thi công dự án san gạt, hạ cốt nền và vận chuyển đất dư thừa tại thôn Vua Bà, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số: 1500/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND huyện Lục Nam với diện tích là: 867m2, tổng khối lượng đất khai thác ngoài ranh giới đã vận chuyển đi tiêu thụ là: 1035m3”, với số tiền là 4.000.000 đồng. Thêm vào đó, Quyết định cũng nêu rõ ông Vũ Văn Sơn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi tương ứng với số tiền là 5.175.000 đồng.

z3970021943298_13071086cccad8bb6e65d4a3c8013d5a
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông Vũ Văn Sơn, thôn Vua Bà, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên trên địa bàn huyện Lục Nam xảy ra trường hợp này. Trước đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã có loạt bài phản ánh về khai thác đất trái phép tại xã Vô Tranh (Lục Nam, Bắc Giang). Theo đó, tính đến ngày 03/8/2022 Ban Nội chính Tỉnh uỷ có công văn số 637-CV/BNCTU về việc kiểm tra dấu vận chuyển tài nguyên, khoáng sản ra ngoài địa bàn trái quy định bằng tàu thủy nội địa gửi Chủ tịch UBND huyện Lục Nam. Trong công văn nêu rõ : qua theo dõi, khảo sát cho thấy, việc khai thác khoáng sản (đất sét gạch) trong diện tích Dự án”thi công cắt tầng, chống sạt lở đất, đá tại khu vực thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Ngạn” có dấu hiệu vận chuyển đất xuống tàu thuỷ nội địa tại bến thuỷ nội địa hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép của công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phong Lưu tại xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn để vận chuyển ra ngoài địa bàn trái phép.

Từ công văn của Ban Nội chính Tỉnh uỷ thì ngày 11/8/2022, UBND huyện Lục Nam đã có Báo cáo số 329/BC-UBND do Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Toán ký về việc kết quả kiểm tra dấu hiệu vận chuyển, tài nguyên khoáng sản ra ngoài địa bàn trái quy định bằng tàu thủy nội địa trên địa bàn thôn Ao Vè, xã Vô Tranh.

z3970021934589_b59463e2d79488638d3c44698a735760
Công văn Ban Nội chính Tỉnh uỷ gửi Chủ tịch UBND huyện Lục Nam.

Theo đó, sau khi được UBND tỉnh cấp phép, ngày 05/7/2022 công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Vũ Hoàng triển khai thi công cắt băng, tầng chống sạt lở đất, đá và vận chuyển đất dư thừa; tính đến ngày 03/8/2022 đã khai thác được khoảng 15.000 m3, trong đó: xuất bán cho nhà máy gạch Phương Sơn của công ty TNHH Phương Sơn tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam được khoảng 9.500 m3, san lấp cho các công trình dân sinh trên địa bàn xã Vô Tranh được khoảng 1.500 m3 và vận chuyển xuất bán qua địa bàn xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn khoảng 4.000 m3 bằng đường thủy nội địa. Qua kiểm tra khu vực khai thác phát hiện công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Vũ Hoàng tổ chức thi công khai thác vượt phạm vi ranh giới theo bề mặt được cấp phép với diện tích 820 m2, khối khoáng sản đã mang đi tiêu thụ 3.280 m3. Sau khi phát hiện, UBND xã Vô Tranh đã đình chỉ hoạt động thi công và ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Vũ Hoàng để chấn chỉnh: về hành vi khai thác vượt phạm vi ranh giới được cấp phép, số tiền theo khung xử phạt là 15.000.000 đồng, tịch thu lợi ích bất hợp pháp 16.400.000 đồng. Tổng mức phạt là 31.400.000 đồng.

Câu chuyện quản lý và trách nhiệm của người đứng đầu

Có thể nói việc cấp phép hàng loạt các điểm khai thác đất để lấy đất san lấp, cắt tầng, chống sạt lở và hạ độ cao cho các dự án trên địa bàn huyện Lục Nam mang lại nhiều lợi ích xã hội. Nhưng thách thức đặt ra về cách quản lý tài nguyên khoáng sản để sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát hay có nhóm lợi ích nào đó trục lợi từ việc này hay không lại là câu chuyện quản lý không hề đơn giản.

z3970021949959_80ff27969b21e7ce20c970210def3bd5
Xe vận chuyển đất từ điểm khai thác trên địa bàn huyện Lục Nam vẫn ngang nhiên đổ đất xuống tàu thuỷ nội địa tại bến thuỷ nội địa hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tại xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn.

Phía UBND tỉnh Bắc Giang đã liên tục có những công văn về siết chặt quản lí tài nguyên khoáng sản như: công văn số 1862/CAT-CSMT ngày 02/8/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đã yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện việc quản lý giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản; công văn số 3974/UBND-KTN về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh; công văn số 3822/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý giám sát, kiểm tra và xử lí nghiêm vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh;… Trong tất cả các công văn về siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản thì UBND tỉnh cũng nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu mà cụ thể là người đứng đầu UBND xã, UBND huyện chịu trách nhiệm cho việc để xảy ra các sai phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản này. Quay trở lại 2 câu chuyện ví dụ ở phía trên mà chúng tôi đã đề cập thì dấu hỏi về trách nhiệm quản lý đang là một vấn đề mà bạn đọc hết sức quan tâm.

Như trường hợp của bà Đồng Thị Bích – Chủ tịch UBND xã Trường Sơn. Từ ngày 17/11 đến ngày 22/11/2022, sau nhiều ngày phóng viên ghi nhận tại điểm khai thác đất, trao đổi với bà Bích thì bà khẳng định là chưa có điểm khai thác nào, thậm chí ngay cả giấy phép khai thác điểm đã được cấp hay chưa bà cũng chưa nắm được. Sau khi được chúng tôi thông tin thì bà Bích mới “tá hoả” điện thoại cho hết người này người kia để hỏi về điểm khai thác tại thôn Vua Bà. Ngay cả khi nắm được tình hình khai thác, phía chính quyền xã Trường Sơn dường như cũng không có động thái kiểm tra, làm rõ cho nên đã để hộ ông Vũ Văn Sơn tiếp tục khai thác đất dẫn đến vượt quá mốc giới và trữ lượng như trong quyết định xử phạt đã nêu rõ. Một điều lạ nữa là hành vi vận chuyển đất sai điểm đổ được quy định trong giấy phép (giấy phép phê duyệt đổ ở nhà máy gạch Phương Sơn, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam nhưng thực tế đơn vị thi công lại vận chuyển sang nhà máy gạch Tuynel Nam Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Việc để sai điểm đổ này đã được chỉ rõ, các cấp chính quyền của huyện Lục Nam dường như vẫn phớt lờ trước những hành vi này.

z3970021941513_4b8411939f7f361257ac15c69a0c764f
Công văn UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, cơ quan liên quan, UBND huyện Lục Nam tổ chức kiểm tra thực tế, làm việc với UBND xã Vô Tranh, đơn vị thi công Dự án để xác minh, làm rõ nội dung bài viết trên. Kết quả trả lời Tạp chí điện tử Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định, xong trước ngày 30/09/2022.

Hay như trường hợp khai thác đất của công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Vũ Hoàng tại xã Vô Tranh chúng tôi đề cập ở trên. Sau khi đơn vị này bị UBND xã Vô Tranh đình chỉ hoạt động thi công và ra quyết định xử phạt hành chính, thì sau khi hoạt động trở lại phía công ty vẫn tiếp tục vận chuyển đất xuống một bến cảng không phép tại thời điểm đó trên địa bàn huyện Lục Nam. Khi báo chí tiếp tục phản ánh, thậm chí UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản số 4602/UBND-KTN về việc kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh vi phạm tại dự án “thi công cắt tầng, chống sạt lở đất, đá thuộc thôn Ao Vè, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam”. Trong công văn nêu rõ: giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, cơ quan liên quan, UBND huyện Lục Nam tổ chức kiểm tra thực tế, làm việc với UBND xã Vô Tranh, đơn vị thi công Dự án để xác minh, làm rõ nội dung bài viết trên. Kết quả trả lời Tạp chí điện tử Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định, xong trước ngày 30/09/2022. Cùng lúc đó, phóng viên đã tiến hành đặt lịch để tiếp cận thông tin tại UBND huyện Lục Nam trong nhiều ngày, thế nhưng cho đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kì thông tin phản hồi nào của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND huyện Lục Nam.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5

DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...

Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững

DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...

Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"

DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.

XEM THÊM TIN