'Khẩu vị' thuỷ điện của chủ mới Vinaconex P&C
15:38 | 03/06/2020
DNTH: Liên tục mua lại các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, nhưng với thương vụ đình đám Vinaconex P&C, tham vọng của VSD Holdings cùng doanh nhân 31 tuổi Vũ Ngọc Tú chắc hẳn hãy chưa dừng lại ở mảng năng lượng.
Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt của Vinaconex P&C
Phát hành 900 tỷ trái phiếu
CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex P&C) ngày 15/5 vừa qua đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Đại hội với sự chủ trì của tân Chủ tịch HĐQT Vũ Ngọc Tú đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có phương án phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 48 tháng và đầu tư, M&A 4 doanh nghiệp là CTCP Thuỷ điện Nậm La, Công ty TNHH Thuỷ điện Đak Robaye, Công ty TNHH Thuỷ điện Đăk Lô 4 và Công ty TNHH MTV Nhà máy Thuỷ điện Thác Ba.
ĐHĐCĐ giao hội đồng quản trị chủ động đàm phán, quyết định phương án chi tiết góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại các công ty này trong trường hợp phương án sử dụng vốn thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.
Nguồn vốn thực hiện M&A là nguồn vốn tự có và huy động vốn dài hạn, bao gồm nhưng không giới hạn vốn vay, phát hành trái phiếu.
Vinaconex P&C tiền thân là CTCP Thuỷ điện Cửa Đạt được thành lập năm 2004, chủ sở hữu nhà máy thuỷ điện cùng tên có công suất 97MW tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá. Pháp nhân này còn nắm 51% cổ phần trong hai nhà máy thuỷ điện cỡ nhỏ là Bái Thượng và Xuân Minh.
Doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCOM nổi tiếng với tính hiệu quả cao trong hoạt động. Vài năm trở lại, Vinaconex P&C duy trì doanh thu khoảng nửa nghìn tỷ đồng mỗi năm, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) trên dưới 4.000 đồng. Tính sinh lời cao thể hiện qua giá cổ phiếu VCP hiện ở mức gần 50.000 đồng/CP, tương đương giá trị vốn hoá gần 3.000 tỷ đồng, gấp đôi tổng tài sản (tới cuối năm 2019).
Đầu năm 2020, cổ đông lớn nhất, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thoái hết vốn khỏi Vinaconexx P&C, hình bóng chủ mới bắt đầu lộ diện rõ nét, là nhóm VSD Holdings của doanh nhân sinh năm 1989 Vũ Ngọc Tú.
VSD Holdings dù không trực tiếp sở hữu, song 2/3 cổ đông lớn nhất của Vinaconex P&C có liên hệ mật thiết tới VSD Holdings, là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (40,88%) và CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất (14,04%). Ngoài ra, còn một cổ đông cá nhân là Nguyễn Tuấn Anh với tỷ lệ 20,16% cũng không loại trừ có những sự liên hệ nhất định.
Đi sâu vào 4 pháp nhân mà Vinaconex P&C, với sự chi phối của nhóm cổ đông mới, dự kiến M&A trong năm nay sẽ mang tới nhiều hình dung thú vị.
Thuỷ điện Nậm La
Thuỷ điện Nậm La được thành lập từ năm 2007, trước đây có tên gọi CTCP Thuỷ điện Viwaseen - Tây Bắc, là chủ đầu tư nhà máy điện cùng tên có vốn đầu tư 527 tỷ đồng tại tỉnh Sơn La. Dự án gồm ba tổ máy, tổng công suất 27MW, khởi công cuối năm 2007, vận hành phát điện tổ máy số 1 vào tháng 9/2011 và đưa vào sử dụng toàn bộ từ tháng 7/2012.
Đúng như tên gọi ban đầu, Thuỷ điện Nậm La là sự hợp tác giữa Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen), Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam - Chi nhánh Nam Định (sau chuyển cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí - PVPower) và CTCP Thiết bị và Xây dựng Tràng An.
Tuy nhiên Thuỷ điện Nậm La hiện đã thuộc về nhóm CTCP Đầu tư VSD (VSD Holdings) của doanh nhân trẻ Vũ Ngọc Tú. Pháp nhân này cùng một doanh nghiệp có liên quan là CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất nắm 79% Thuỷ điện Nậm La. Trong khi 11% khác được sở hữu bởi Công ty TNHH Trường Phúc Lộc Tây Bắc của doanh nhân Nguyễn Tiến Khanh - Tổng giám đốc CTCP Thuỷ điện Nậm La từ năm 2017 - nay.
Cái tên Thuỷ điện Nậm La gần đây thu hút sự chú ý khi phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất rất cao vào cuối tháng 3/2020, và chưa đầy hai tháng sau, ngày 25/5 vừa qua đã mua lại toàn bộ số trái phiếu này mà không rõ nguyên do.
Không chỉ mua lại Thuỷ điện Nậm La, nhóm VSD Holdings đã thông qua pháp nhân này để M&A nhiều dự án thuỷ điện khác.
Đầu tiên là nhà máy thuỷ điện Tắt Ngoẵng (Mộc Châu, Sơn La) có công suất 7MW. Ngày 16/11/2018, CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (SDD) đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án cho CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất với giá trị 177,3 tỷ đồng. Đầu tư Châu Á Thống Nhất sau đó lại chuyển nhượng dự án cho CTCP Thuỷ điện Nậm La. Tuy nhiên các bên không thực hiện được thủ tục sang tên, vì vậy đã tiến hành huỷ hợp đồng chuyển nhượng và hoàn trả lại dự án Thuỷ điện Tắt Ngoẵng cho SDD.
Dù vậy, cần biết rằng về bản chất, dự án Tắt Ngoẵng vẫn thuộc quyền chi phối của nhóm VSD Holdings, bởi nhóm nhà đầu tư của ông Vũ Ngọc Tú đã mua luôn cả...SDD.
Tới cuối năm 2019, cổ đông lớn duy nhất, nắm 23,54% cổ phần SDD là ông Vũ Hà Nam - công tác tại ban Đầu tư, VSD Holdings. Sự chi phối của nhóm VSD Holdings còn thể hiện qua việc 3/5 vị trí trong HĐQT SDD tới cuối năm ngoái là "người" của nhóm này, ngoài ông Hà Nam, còn các ông Hà Sỹ Dinh (trưởng ban Đầu tư VSD Holdings) và trực tiếp ông Vũ Ngọc Tú với vai trò Chủ tịch HĐQT; đó là chưa đề cập tới ông Nguyễn Tiến Khanh (TGĐ Thuỷ điện Nậm La) cũng có một "chân" trong HĐQT SDD.
Mua lại SDD không chỉ đồng nghĩa với sở hữu dự án Thuỷ điện Tắt Ngoẵng, mà còn là hai dự án thuỷ điện khác cũng tại Mộc Châu là Mường Sang 2 (công suất 4,6MW) và Mường Sang 3 (công suất 6MW). SDD có kế hoạch chuyển nhượng dự án Mường Sang 3 cho CTCP Trường Phúc Lộc Tây Bắc. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, Trường Phúc Lộc Tây Bắc cũng là pháp nhân có nhiều liên hệ với VSD Holdings.
Cùng về "một mối"
Trong "portfolio" M&A năm nay của Vinaconex P&C, Công ty TNHH Thuỷ điện Đak Robaye được thành lập tháng 7/2016 tại Kon Tum, vốn điều lệ 115 tỷ đồng, gồm hai cổ đông sáng lập là CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà Hoà Bình (70%) và CTCP Sông Đà 3 (30%).
Ngày 26/9/2019, Thuỷ điện Đak Robaye được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuỷ điện Đăk Robaye công suất 10MW, vốn đầu tư 360 tỷ đồng tại xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, Kon Tum và xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, trước đó gần hai tháng, Thuỷ điện Đak Robaye ngày 2/8/2019 cơ bản đổi chủ khi VSD Holdings bất ngờ xuất hiện và nắm một nửa cổ phần, bên cạnh Sông Đà Hoà Bình giảm xuống 50%. Tới cuối tháng 4/2020, Thuỷ điện Nậm La trở thành cổ đông lớn nhất, chiếm tới 97,17% cổ phần Thuỷ điện Đak Robaye, 2,83% còn lại thuộc về cá nhân Lê Trọng Linh.
Tại Công ty TNHH Thuỷ điện Đak Lô 4, "motif" tương tự diễn ra khi doanh nghiệp này được Sông Đà Hoà Bình cùng công ty con Công ty TNHH GKC thành lập vào tháng 2/2019 với vốn điều lệ 105 tỷ đồng. Cùng ngày 2/8/2019, VSD Holdings cũng xuất hiện và sở hữu 50% vốn Đak Lô 4; Sông Đà Hoà Bình nắm một nửa còn lại. Vào ngày 15/5/2020, cùng ngày diễn ra ĐHĐCĐ Vinaconex P&C, ông Lê Trọng Linh (cổ đông Thuỷ điện Đak Robaye) thay thế VSD Holding nắm 50% vốn Thuỷ điện Đak Lô 4.
Cần đề cập thêm rằng Sông Đà Hoà Bình được thành lập năm 2013, có Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật là một doanh nhân họ Vũ khác - ông Vũ Ngọc Dũng, sinh năm 1976. Thông qua công ty con GKC, Sông Đà Hoà Bình hiện sở hữu 3 dự án thuỷ điện cỡ nhỏ đều tại huyện Kon Plong, Kon Tum là Đăk Lô 1,2,3 với công suất lần lượt là 6MW, 6MW và 10MW.
Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Nhà máy Thuỷ điện Thác Ba được Tổng công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX Holdings) thành lập năm 2016. Tháng 8/2019, CTX Holdings bán lại doanh nghiệp này cho ông Vũ Ngọc Tú. Sau khi về tay ông chủ VSD Holdings, Thuỷ điện Thác Ba tăng mạnh vốn từ 80 tỷ đồng lên 212 tỷ đồng vào cuối tháng 4/2020.
Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay của Thuỷ điện Thác Ba là ông Nguyễn Anh Vũ (SN 1989), cùng tuổi với ông Vũ Ngọc Tú. Hai vị đồng niên này cùng VSD Holdings cuối năm ngoái thành lập CTCP VSD - Sơn Vũ có vốn 300 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện.
Băn khoăn tính minh bạch
Như vậy, cả 4 doanh nghiệp mà Vinaconex P&C dự kiến M&A trong năm nay đều thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp bởi VSD Holdings của doanh nhân Vũ Ngọc Tú - người đang là Chủ tịch HĐQT Vinaconex P&C, đặt ra băn khoăn về tính minh bạch trong các thương vụ này, nhất là khi các giao dịch trên đáng ra phải được trình ĐHĐCĐ thông qua với nội dung "giao dịch với bên liên quan", chứ không đơn thuần chỉ là M&A thông thường.
Nên biết rằng, nhóm VSD Holdings đã bỏ ra rất nhiều chi phí để thâu tóm Vinaconex P&C, và động lực thu hồi vốn bởi vậy chắc chắn không hề nhỏ; dĩ nhiên không phải đi thu "bạc lẻ" - cổ tức, mà biến Vinaconex P&C trở thành một công ty holdings, M&A, tăng vốn liên tục, tương tự cái cách doanh nhân cùng quê Vũ Đình Độ đã thực hiện với CTCP Nhựa Đồng Nai là một kịch bản khả dĩ.
Với mức lợi nhuận tích cực, Vinaconex P&C suốt nhiều năm qua có tiếng "chơi đẹp" với cổ đông khi đều đặn chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ từ 15-25% mỗi năm. Tuy nhiên tại ĐHĐCĐ năm 2020 vừa qua, với tỷ lệ phủ quyết tuyệt đối của nhóm VSD Holdings, Đại hội đã không thông qua chia cổ tức bằng tiền mà bằng phát hành mới cổ phần với tỷ lệ 32%.
Hiện vốn nhà nước thông qua Tổng công ty Sông Đà vẫn còn hơn 7% tại Vinaconex P&C, tương đương khoảng 4 triệu cổ phần, với giá trị thị trường gần 200 tỷ đồng. Cuối tháng 3/2020, Tổng công ty Sông Đà đã đấu giá toàn bộ phần vốn trong Vinaconex P&C với mức khởi điểm 44.988 đồng/CP, thấp hơn nhiều thị giá trên sàn vào thời điểm đó (khoảng 50-55.000 đồng/CP), tuy nhiên không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua. Không khó hiểu khi tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, Tổng công ty Sông Đà đã phủ quyết phần lớn các tờ trình, trong đó có các nội dung quan trọng như chia cổ tức, đầu tư vào 4 công ty, phát hành trái phiếu.
Theo https://nhadautu.vn/khau-vi-thuy-dien-cua-chu-moi-vinaconex-pc-d38143.html
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Vũ Ngọc Tú /
- Vinaconex P&C /
- VSD Holdings /
- tham vọng /
- Thủy điện /
- Vinaconex /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...