Khó khăn chồng chất, lối đi nào cho ngành Dệt may Việt Nam?

16:28 | 08/12/2020

DNTH: Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam - Vũ Đức Giang cho biết, mục tiêu xuất khẩu ngành Dệt may của Việt Nam năm 2020 là 42 tỷ USD, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu dự kiến chỉ đạt khoảng 35 tỷ USD.

Khó khăn chất chồng

Do dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 24,76 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ.

Thời điểm này hàng năm đúng ra các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Năm nay nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 bởi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Đối với các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp thậm chí hầu như chưa có đơn hàng cho những tháng cuối năm.

Khó khăn chồng chất, lối đi nào cho ngành Dệt may Việt Nam?
Khó khăn chồng chất, lối đi nào cho ngành Dệt may Việt Nam?

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam - Vũ Đức Giang, mục tiêu xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 là 42 tỷ USD, tuy nhiên do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thị trường nhập khẩu truyền thống của ngành giảm sâu, có mặt hàng giảm đến 80 - 90%. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu dự kiến chỉ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019.

Định hướng thích ứng thời cuộc

Mới đây tại cuộc làm việc để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Ngành dệt may, da giày đã sử dụng lượng lao động rất lớn kể cả trực tiếp và gián tiếp lên đến hơn 4,3 triệu người. Đây là thế mạnh của nước ta. Ngành cũng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, khoảng 24%, góp phần phát triển công nghiệp nhẹ.

Không chỉ năm nay mà cả năm sau, thậm chí ngành đặt mục tiêu năm 2022 cao hơn năm 2019, quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng. Đây là quyết tâm lớn của tập thể lãnh đạo, CBCNV toàn ngành.

Thủ tướng nêu rõ, ngành dệt may, da giày cũng đang hưởng lợi nhờ các Hiệp định FTA, cùng với đó thị trường trong nước được chú trọng hơn. Chất lượng, mẫu mã hàng dệt may, da giày ngày càng được nâng cao. Chính trị xã hội trong nước ổn định, là lợi thế của Việt Nam. Một điểm nữa là tinh thần đoàn kết, chia sẻ của ngành, giảm chi phí, giữ được quyền lợi của người lao động. Chúng ta có lợi thế là lao động Việt Nam trẻ khoẻ, nhanh nhẹn, yêu nghề, kỷ luật lao động.

Khó khăn chồng chất, lối đi nào cho ngành Dệt may Việt Nam?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu định hướng cho ngành Dệt may

Thủ tướng đánh giá cao Tập đoàn Vinatex, hiệp hội dệt may, da giày kết nối các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại, hạn chế của ngành để nhận thức rõ và tìm cách khắc phục.

Cụ thể tuy đánh giá cao chất lượng sản phẩm dệt may, da giày. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu ngành chú trọng thị trường trong nước, nhất là đồng phục công sở, học sinh. Chúng ta cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn. Chúng ta cần chú trọng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng của ngành, trong đó có vấn đề công nghiệp phụ trợ, quản trị, chiếm lĩnh thị trường để phát triển.

Thủ tướng đề nghị ngành lưu ý, tăng cường áp dụng kinh tế số, công nghệ số, tiếp cận ngành thời trang thế giới. Tận dụng hiệu quả hơn nữa các Hiệp định FTA, phát triển mở rộng ngành nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng. Chú trọng mô hình khu công nghiệp dệt may nhuộm, da giày. Tham khảo các mô hình khu công nghiệp dệt may nhuộm thành công của tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam.

Các địa phương cũng phải chú trọng để có các khu công nghiệp dệt may hiện đại, thân thiện môi trường. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm để nâng cao thu nhập cho người lao động, áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Chú trọng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn...

Hà Linh

Theo THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

An Mộc Trà - Điểm hội tụ doanh nghiệp khởi nghiệp

DNTH: Thương hiệu An Mộc Trà & Decor đã chính thức ra mắt chuỗi 15 trà quán mang phong cách thiền và nghệ thuật gỗ lũa độc đáo. Trà quán của An Mộc Trà hiện đang trải rộng khắp các quận nội ngoại thành Hà Nội.

Liên danh Công ty Thăng Long – Hương Quỳnh: Dấu hiệu nhà thầu 'quen mặt' thi công không đúng hồ sơ phê duyệt

DNTH: Công ty TNHH thương mại xây dựng và dịch vụ Thăng Long; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hương Quỳnh liên tiếp trúng các gói thầu do UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mời thầu. Điều đáng nói, các gói thầu có giá trị lớn, nhưng tỷ lệ...

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới giảm 2,6%

DNTH: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, có 1.137 doanh nghiệp bất động sản giải thể, cũng giảm nhẹ...

Prudential Việt Nam giữ vững vị thế Doanh nghiệp Bền vững và Kinh doanh có trách nhiệm

DNTH: Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng...

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

XEM THÊM TIN