Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh

14:28 | 03/06/2019

DNTH: Sáng 2/6, hàng trăm cư dân sinh sống tại tòa nhà Westa (104 Trần Phú, Hà Đông) đã căng băn rôn yêu cầu Chủ đầu tư - Công ty CP Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18) làm sổ đỏ cũng như bàn giao phí bảo trì cho cư dân.

Tòa nhà cao cấp Westa là tổ hợp công trình bao gồm 02 khối 21 & 25 tầng nổi thuộc khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, do Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18 (Coma 18) làm chủ đầu tư với mức đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào năm 2009, đến năm 2014 thì được bàn giao cho cư dân.

Tuy nhiên, theo phản ánh của cư dân, dù được nhận bàn giao nhà đã 5 năm, nhưng đến nay, gần 300 hộ dân tòa nhà Westa Hà Đông vẫn chưa được làm sổ đỏ, chưa được bàn giao quỹ bảo trì mặc dù tiền mua căn hộ đã được thanh toán đầy đủ cho chủ đầu tư là Công ty CP Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18).

Chị Phượng, một cư dân sống tại chung cư cho biết chủ đầu tư COMA 18 mới chỉ trả cho cư dân 200 triệu tiền phí bảo trì là quá ít so với số tiền 12 tỷ đồng. Cũng theo chị Phượng, sau 5 năm đi vào hoạt động nhiều hạng mục đã xuống cấp ở mức độ nghiêm trọng, nhưng không được sửa chữa ảnh hưởng đến cuộc sống hàng trăm hộ dân tại đây. 

"Hàng loạt hạng mục xuống cấp có thể kể đến như là hệ thống PCCC báo cháy hoạt động không hiệu quả, 5 tầng thương mại chưa được bàn giao hiện trở thành nơi chứa rác gây ô nhiễm môi trường. Hạng mục cây xanh chưa hoàn thiện…Bên cạnh đó, nhiều hạng mục khác bên trong tòa nhà cũng xuống cấp nghiêm trọng", chị Phượng cho biết.

Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh - Ảnh 1.

Nhiều hạng mục xung quanh dự án xuống cấp nghiêm trọng và trở thành nơi để rác.

Cũng theo cư dân tại đây, UBND TP.Hà Nội và Sở xây dựng đã có chỉ thị về việc yêu cầu Công ty CP Cơ khí xây dựng số 18 bàn giao sổ đỏ cũng như quỹ bảo trì cho cư dân. Nhưng đến nay Chủ đầu tư COMA 18 chưa có động thái tích cực thực hiện yêu cầu này, khiến các hộ dân căng băng rôn phản đối quanh tòa nhà để đòi quyền lợi.

Cụ thể, tại Công văn số 1150 VP-ĐT của UBND TP.Hà Nội nêu rõ, về việc xem xét giải quyết đề nghị của ban quản trị chung cư Westa, Phó Chủ tịch UBND Thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau: “Giao UBND Quận Hà Đông kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn Nhà đầu tư tòa nhà chung cư Westa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư, giải quyết dứt điểm quỹ bảo trì tòa nhà chung cư, theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả cho UBND Thành phố”.

Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh - Ảnh 2.

Chỉ thị của UBND Thành phố Hà Nội về việc cấp sổ đỏ và trả lại quỹ bảo trì cho cư dân.

Theo phản ánh của cư dân, do không được bảo trì bảo dưỡng nên nhiều hạng mục tại chung cư đã bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí giá nhà cũng rớt thê thảm. Bác Lan, một cư dân tại đây cho biết giá người dân mua vào cách đây 18-21 triệu đồng/m2 nhưng hiện nay nhiều căn hộ bán cắt lỗ đến cả vài trăm triệu nhưng vẫn không có người mua.

Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh - Ảnh 3.

Băng rôn phản đối Chủ đầu tư COMA 18 treo xung quanh tòa nhà Westa.

Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh - Ảnh 4.

Theo người dân đã nhiều lần đối thoại với chủ đầu tư nhưng vẫn chưa có kết quả.

Khổ như dân mua chung cư của COMA18: 5 năm không có sổ đỏ, vườn hoa thành bãi rác, giá nhà giảm mạnh - Ảnh 5.

Theo các cư dân tại đây, dù đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư giải quyết nhưng vẫn không thành, bất đắc dĩ người dân mới phải xuống đường căng băng rôn đòi lại quyền lợi chính đáng. Cũng theo phản ánh của người dân, nguyên nhân chủ đầu tư không trả 12 tỷ đồng tiền phí bảo trì cho người dân là do "doanh nghiệp hết tiền".

Được biết, COMA 18 là một doanh nghiệp trước đây thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) – Bộ Xây dựng. Mới đây, doanh nghiệp này vừa thông báo kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm không khả quan.

Theo báo cáo tài chính, Coma 18 lỗ 81,5 triệu đồng sau thuế. Con số này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từng là một trong những đơn vị đứng đầu của Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Coma) đang gặp khó khăn. Cùng kỳ năm 2018, CIG vẫn đạt lãi ròng 819 triệu đồng.

Nguyên nhân được Coma 18 lý giải, doanh nghiệp đang tạm thời dừng hoạt động xây lắp, cơ khí và nhà hàng do hoạt động kém hiệu quả. Toàn bộ nhân lực đang tập trung vào dự án khai thác hạ tầng khu công nghiệp. Dự án chưa phát sinh doanh thu nhưng CIG vẫn phải trả lương nhân viên.

Lan Nhi

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN