Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index quay đầu giảm gần 5 điểm

07:20 | 24/05/2023

DNTH: VN-Index chịu áp lực điều chỉnh về gần cuối phiên sáng khiến cho chỉ số chung đảo chiều giảm điểm về quanh khu vực 1065.

Kết phiên giao dịch ngày 23/5, VN-Index giảm 4,79 điểm (-0,45%) về mức 1.065,85 điểm với thanh khoản gia tăng. Độ rộng trên HOSE nghiêng về tiêu cực với 266 mã giảm điểm (05 mã giảm sàn), 139 mã tăng điểm (04 mã tăng trần) và 37 mã tham chiếu. HNX-Index giảm nhẹ 0,11 điểm (-0,05%), độ rộng HNX khá cân bằng khi có 81 mã tăng điểm (07 mã tăng trần), 85 mã giảm điểm (08 mã giảm sản) và 75 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 14.556 tỉ đồng, tăng 5,65% so với phiên trước, duy trì trên mức trung bình cho thấy dòng tiền vẫn đang luân chuyển tốt mặc dù khá nhiều mã đang chịu áp lực bán mạnh hơn. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với quy mô gia tăng lên 604,74 tỉ đồng, tập trung nhiều ở nhóm bán lẻ, thép và bất động sản, mua ròng nhẹ trên HNX với giá trị 1,57 tỉ đồng.

-6620-1664168682
VN-Index quay đầu giảm gần 5 điểm. Ảnh minh họa

VN-Index ghi nhận sự cân bằng trong đầu phiên giao dịch sáng với việc thanh khoản mua và bán chủ động gần như tương đồng. Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh dần gia tăng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đã khiến cho chỉ số chung đảo chiều giảm điểm về quanh vùng 1065.

Phiên chiều tiếp tục chứng kiến sự thận trọng của nhà đầu tư với hơn 250 mã chìm trong sắc đỏ. Ở chiều ngược lại, chỉ có số ít các nhóm ngành còn duy trì được sắc xanh có thể được kể đến như bảo hiểm, chứng khoán, với mức tăng khiêm tốn, xấp xỉ 0.5%.

Theo số liệu của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường phân hóa mạnh hơn với số mã giảm điểm chiếm ưu thế. Nổi bật trong số các mã tăng điểm là nhóm chăn nuôi khi duy trì đà tăng giá tích cực như DBC (+5,21%), BAF (+2,74%), VLC (+1,20%)...

Các mã nhóm hóa chất, phân bón tăng điểm sau thời gian tích lũy, chịu áp lực điều chỉnh kéo dài như CSV (+3,33%), DGC (+1,98%),.. DCM (+1,49%), DPM (+1,76%), LAS (+2,91%)....

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán phản ánh mức độ phân hóa của thị trường với các mã chịu áp lực điều chỉnh nhẹ có thanh khoản trên trung bình như BSI (-1,38%), VIX (-1,12%), VCI (-1,02%), AGR (-0,80%)... trong khi các mã tăng điểm có thanh khoản gia tăng tốt hơn như HCM (+1,72%), VND (+1,54%), CTS (1,42%)...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau phiên tích cực hôm qua, đa số điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp như VIB (-1,39%), LPB (-1,06%), VPB (-0,76%), TCB (-0,49%)... một số mã tăng điểm có thanh khoản tăng mạnh như ACB (+1,20%) sau khi được NHNN chấp thuận cho cổ đông lớn là Dragon Financial Holdings Limited chuyển nhượng cổ phần, BVB (+0,96%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí có nhiều mã tiếp tục diễn biến tích cực với thanh khoản cao như PVS (+2,79%), PVG (+1,15%), PVC (+1,14%), PVD (+0,85%) trong khi các mã chịu áp lực điều chỉnh là GAS (-1,58%), OIL (-1,06%), PLX (-0,66%), VIP (-0,49%).

Các nhóm mã khác chịu áp lực điều chỉnh phân hóa mạnh, mặc dù vẫn có nhiều mã tăng điểm mạnh như trong nhóm bất động sản với NHA (+6,77%), ITC (+5,80%)... trong khí số mã giảm điểm chiếm đa số với NLG (-2,10%), SCR (-1,76%), HDC (-1,72%), NBB (-1,43%), DXG (-1,40%)... thanh khoản trung bình.

Các chuyên gia của SHS cho rằng, trong ngắn hạn với các phiên tăng giảm đan xen trong quá trình phục hồi, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể xem xét mua vào trong các phiên điều chỉnh đối với các cổ phiếu thu hút được dòng tiền và vận động tích cực, tuy nhiên nên duy trì tỷ trọng ở mức trung bình.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn các giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm vẫn là cơ hội để tích lũy thêm các cổ phiếu nhằm hướng tới giai đoạn bùng nổ sau tích lũy. Mục tiêu giải ngân trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng.

Trong khi đó, chuyên gia của VCBS nhận định, VN-Index vẫn đang được đánh giá là có vận động tích cực khi chỉ điều chỉnh, rung lắc ở biên độ hẹp 10 điểm trong vùng từ 1060 – 1070. Với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn có thể xuất hiện áp lực rung lắc, tăng giảm đan xen từ 3 - 5 phiên tới nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn là hướng lên vùng điểm 1075 - 1080.

Do đó, chuyên gia của VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tận dụng những phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng đối với những cổ phiếu có xu hướng tích lũy hoặc ghi nhận xu hướng mới đi lên sau khi đã điều chỉnh và kiểm tra thành công khu vực kháng cự.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm

Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...

Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính

DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...

Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024

DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...

Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi

DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

XEM THÊM TIN