Đồng tình kế hoạch của tỉnh Ninh Thuận, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định tuyến đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt sẽ là sản phẩm kết nối du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do đó, Bộ Giao thông ủng hộ việc khôi phục tuyến đường sắt này.
![]() |
Ga Đà Lạt |
Liên quan đến dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Thể yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Bộ làm việc với tỉnh Ninh Thuận thống nhất phương án tuyến cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị địa phương thống nhất giải pháp xử lý đường ngang đoạn qua ga Hòa Trinh; tăng cường công tác quản lý, không để phát sinh thêm các đường ngang tự mở mới và quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương.
Trước ý kiến của Giám đốc Sở GTVT Ninh Thuận Võ Đức Triều đề nghị Bộ GTVT sớm xem xét cải tạo 2 nút giao QL 1 tại hai đầu thành phố, xây cầu vượt tại nút giao ngã năm Phủ Hà để đảm bảo ATGT, Bộ trưởng giao cho các cơ quan chức năng kiểm tra thực tế, sớm trả lời tỉnh.
Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km từng được người Pháp xây dựng từ năm 1908 đến năm 1932 hoàn thành. Toàn tuyến có 12 nhà ga, 5 hầm chui, đặc biệt có hai đoạn răng cưa dài gần 14 km vượt đèo.
![]() |
Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt là một trong hai tuyến trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên 1.500m. |
Đây là một trong hai tuyến trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên 1.500m. Hiện nay để phục vụ du lịch, nhà ga Đà Lạt vẫn còn lưu hình mẫu bánh răng cưa dùng để kéo đoàn tàu lên những con dốc cao.
Từ năm 1968 tuyến đường sắt này ngừng khai thác và đến năm 1975 được khởi động lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến thì dừng hoạt động. Năm 1986, hầu như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ.
Tháng 08.2015, Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có chủ trương khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.
Đặng Thùy
NTV