Thứ ba, 21/03/2023, 17:10

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Góc nhìn doanh nghiệp - doanh nhân Tư vấn

Không có hợp đồng, người lao động vẫn có thể được nhận hỗ trợ khi mất việc làm do Covid-19

Tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, nay vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tôi bị mất việc làm. Vậy tôi có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ không? Nếu có thì tôi phải thực hiện những trình tự, thủ tục như thế nào để được hưởng? Bạn đọc T.N (Bắc Ninh).

Người lao động tự do có thể được nhận hỗ trợ khi mất việc làm do Covid-19 (nguồn: internet)

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng và bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và các nước, đối tác lớn của nước ta. Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngắn hạn và tình hình có thể phức tạp hơn nếu dịch bệnh kéo dài.

Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chình phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đai dịch Covid-19.

Theo Nghị quyết, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Như vậy, theo Nghị quyết 42/NQ-CP thì trong trường hợp này, bạn không có hợp đồng lao động, bị mất việc làm do dịch Covid-19 nên bạn cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ. Cụ thể được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng.

Ngoài ra, Nghị quyết 42 còn quy định về mức hỗ trợ đối với NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ như sau:  NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01/4/2020 và không quá 3 tháng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã xây dựng dự thảo quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện gói hỗ trợ, xin ý kiến các bộ, ngành, đơn vị liên quan ngay trong ngày 10/4 để triển khai kịp thời.

Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chủ trì xác định và phê duyệt danh sách các đối tượng được hưởng chế độ này và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Để đảm bảo công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng và trúng đối tượng, ông Đào Ngọc Dung cho rằng danh sách các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm xem xét, phê chuẩn sau khi danh sách này đã được công khai, minh bạch trong từng tổ dân phố, thôn, xóm và niêm yết công khai ở cấp xã, phường.

Thanh Loan

Theo https://lsvn.vn/khong-co-hop-dong-nguoi-lao-dong-van-co-the-duoc-nhan-ho-tro-khi-mat-viec-lam-do-covid-19.html

Cùng chuyên mục

Những cách quản lý nhân viên hiệu quả

Những cách quản lý nhân viên hiệu quả

DNTH: Mỗi nhà lãnh đạo đều lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo thể hiện được quan điểm bản thân nhưng cần phải có các cách thức quản lý nhân viên một cách hiệu quả.
5 cách ứng xử khôn ngoan khi thấy sếp 'có vẻ không ưa mình'

5 cách ứng xử khôn ngoan khi thấy sếp 'có vẻ không ưa mình'

Một người sếp không thích bạn có thể kìm hãm sự nghiệp lâu dài của bạn theo nhiều cách, đơn giản nhất là khiến mọi hoạt động hằng ngày tại văn phòng của bạn trở nên ngột ngạt.
Nên vay USD hay VND?

Nên vay USD hay VND?

DNTH: Đồng USD trong năm nay được dự báo tiếp tục mạnh lên trước xu hướng tăng lãi suất trở lại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đồng thời sẽ bắt đầu giảm dần quy mô chương trình mua trái phiếu tại cuộc họp vào tháng 5 tới đây, với mục tiêu cơ bản là chống lạm phát.
Cách lập chiến lược content marketing thành công cho B2B

Cách lập chiến lược content marketing thành công cho B2B

Content marketing (tiếp thị nội dung) sẽ giúp thương hiệu của công ty gia tăng độ phủ trên Google, Facebook, YouTube và Twitter.
Xử lý rủi ro thuế và kiểm toán thời 4.0

Xử lý rủi ro thuế và kiểm toán thời 4.0

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang được tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua trong năm 2019. Để giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thay đổi trong chính sách thuế, phóng viên Báo Đầu tư đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc Dịch vụ thuế và tư vấn tại RSM Việt Nam.
Khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong mùa nắng nóng

Khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong mùa nắng nóng

Nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như của từng hộ tiêu thụ điện.
Từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không được giảm mức...

DNTH: Trước đó (24/9/2021), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP trong đó hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID - 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP

Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với CPTTP ngành chịu sự tác động nhiều nhất đó là dệt, may, da giày, thủy sản… Để có thể được tận hưởng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.