Không ngừng đổi mới, sáng tạo để có tác phẩm chất lượng cao góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ
16:11 | 17/10/2023
DNTH: "Làm thế nào để sáng tạo được tác phẩm hay”? Đó là những trăn trở của các văn nghệ sĩ trong Hội thảo “Tiếp tục đổi mới, sáng tạo tác phẩm hay; góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước” do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội đồng Lý luận phê bình, Văn học nghệ thuật tổ chức vào sáng ngày 17/10 tại Hà Nội.

Tham dự và đồng chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam và GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật; nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; ông Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Hội chuyên ngành, các văn nghệ sĩ và đại diện các phóng viên của báo, đài của Trung ương và Hà Nội.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã nhắc lại những đánh giá chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Kỷ niệm 75 ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Tổng Bí thư đã biểu dương: Đội ngũ văn nghệ sĩ gắn bó mật thiết với đời sống của Nhân dân, say mê với nghề nghiệp, dồn hết tài năng, tâm huyết để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mới. Sự cống hiến của anh chị em đã góp phần to lớn vào việc xây dựng, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự tin tưởng vào thành tựu đổi mới; gìn giữ các giá trị văn hóa góp phần ổn định xã hội, cổ vũ sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh việc biểu dương những cống hiến, đóng góp của các văn nghệ sĩ đối với sự ổn định chính trị của xã hội, sự phát triển của đất nước, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém cần được khắc phục, đó là: “Những thành tựu văn học nghệ thuật mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua chưa thật tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng chưa hài hòa với số lượng. Chưa có nhiều tác phẩm tạo được sự thu hút, sự quan tâm lớn của công chúng và có sức lan tỏa làm rung động lòng người. Còn ít những tác phẩm đỉnh cao, những văn nghệ sĩ lớn”.
Đặc biệt, đáng lo ngại hơn là vẫn còn một số người phai nhạt mục tiêu lý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Nhiều tác phẩm xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, của Nhân dân… cá biệt có hiện tượng "Bôi đen" giá trị thiêng liêng của lịch sử, của chế độ, đề cao quá mức cái tôi để kêu gọi tự do sáng tác…
Do đó, hội thảo được tổ chức nhằm trả lời cho câu hỏi "Vì sao văn học nghệ thuật Việt Nam tuy đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận, biểu dương nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn còn ít tác phẩm, ít văn nghệ sĩ lớn, có tầm cỡ như những giai đoạn trước kia?". "Chúng ta cần làm rõ những yếu tố cơ bản đó để góp phần làm nên những tác phẩm hay, đáp ứng kỳ vọng của công chúng yêu văn học nghệ thuật".
Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, tác phẩm hay là do con người - văn nghệ sĩ sáng tạo ra. Người nghệ sĩ với tài năng và lao động cùng với sự rung động trái tim trước cuộc sống, đi sâu vào đời sống Nhân dân, thở cùng nhịp thở của Nhân dân, tắm mình trong không khí dân tộc, nhận thức sâu sắc “cơ hội, vị thế, tiềm lực, uy tín quốc tế” để vững tin vào trí lực và bút lực của mình.
PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng, trong điện ảnh cũng như các lĩnh vực văn học, nghệ thuật khác, rất khó để xác định được tác phẩm hay, bởi có nhiều ý kiến trái chiều.
“Có những bộ phim đề tài bình thường nhưng gần gũi và chạm đến vấn đề của đời sống; khán giả đi xem rất đông và bán tán sôi nổi về phim. Nhưng một số người trong nghề lại phản ứng rằng phim chưa xứng đáng, chưa đạt các tiêu chí về nghệ thuật. Trong khi, có những phim được tôn vinh, đoạt nhiều giải thưởng nhưng khi chiếu rạp thì chỉ có một vài người xem. Phim không đến được khán giả thì dù có cao siêu, nghệ thuật, công phu cỡ nào thì cũng chưa thể là tác phẩm hay”, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú bày tỏ.
Nhấn mạnh sự cần thiết trong sáng tác tác phẩm để đời trong giai đoạn hiện nay, Nhà lý luận, phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng các tác phẩm để đời phải là tác phẩm hay với nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau, với nhiều người ở các thời đại khác nhau, đồng thời, tác phẩm phải có tính nhân văn về nội dung, giá trị nghệ thuật.
Tại hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội khẳng định: thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã xuất hiện những tác phẩm có giá trị, nhưng cũng có những tác phẩm còn hạn chế về tư tưởng và nghệ thuật, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, đánh mất chức năng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí. Có những tác phẩm thể hiện tư tưởng cực đoan, xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Trong đội ngũ những người sáng tác văn học nghệ thuật ngày càng thiếu những cây bút lớn, xuất sắc. Thiếu những tác phẩm xứng tầm phản ánh công cuộc đổi mới vĩ đại của Nhân dân làm cho đời sống tinh thần của con người thiếu cân bằng giữa định hướng giá trị với ảnh hưởng của cơ chế thị trường.
Theo Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, nhìn tổng thể, đội ngũ tri thức văn nghệ của chúng ta đông nhưng chưa mạnh; đội ngũ văn nghệ sĩ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cả về số lượng và chất lượng, thiếu vắng đội ngũ kế cận. Cùng với đó, công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật vẫn còn không ít hạn chế.
"Sản phẩm yếu kém chất lượng đã gây tác động tiêu cực đến tư tưởng thẩm mỹ của công chúng, nhất là giới trẻ. Trong sáng tác văn học nghệ thuật, một số bộ phận văn nghệ sĩ đã những biểu hiện đơn giản một chiều, bám sát thời sự nhưng chưa nhuần nhuyễn về mặt nghệ thuật, sức rung động lòng người chưa cao. Có những biểu hiện chạy theo thị hiếu nhất thời, nặng về chức năng giải trí, mang tính thương mại, lặp lại người khác, dấu ấn cá nhân mờ nhạt. Bên cạnh đó, sự tác động của thời đại mới, xu thế hội nhập, một số đội ngũ văn nghệ sĩ đã vội vã tiếp thu các trào lưu nghệ thuật nước ngoài, mang nặng tính thời thượng" - nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh nói.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cùng cho rằng, để có tác phẩm hay trước hết và quan trọng nhất là từ thôi thúc sáng tạo của chính bản thân văn nghệ sĩ. Cùng với đó là công tác quản lý, hỗ trợ văn nghệ sĩ, tập trung vào việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng; tôn vinh lao động nghệ thuật đích thực, đề cao những tác phẩm công phu, tâm huyết; hoàn thiện các chế độ, chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ; kiến tạo môi trường xã hội, văn hóa thuận lợi để văn nghệ sĩ khởi nghiệp, phát triển tài năng; tạo lập uy tín, thương hiệu nghề nghiệp đẳng cấp quốc gia, vươn tầm khu vực và thế giới...
An Nhiên
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- chấn hưng văn hóa /
- tác phẩm hay /
- Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam /
- sáng tác tác phẩm hay /
- tác phẩm văn học nghệ thuật /
- văn học nghệ thuật /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1000 nghệ sĩ, diễn viên
DNTH: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1.000 nghệ sĩ tham gia vào tối 20/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nổi bật trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày...

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Đền Đô
DNTH: Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đô năm 2025 và kỷ niệm 1015 năm ngày đức vua Lý Thái Tổ đăng quang (1010–2025), bên cạnh các nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'
DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa
DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...