Không vay ODA, Tổng công ty ACV muốn chi tiền xây sân bay Long Thành

14:09 | 09/08/2019

DNTH: Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề xuất 3 phương án đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 đưa sân bay Long Thành vào sử dụng. Trong đó, đề xuất giao ACV trực tiếp đầu tư khai thác bằng vốn của ACV, không sử dụng vốn vay ODA.

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề xuất 3 phương án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.

Cụ thể, phương án thứ nhất là đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư khai thác cảng đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA (cấp phát hoặc cho vay lại).

Phương án hai là giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm nhà đầu tư, khai thác cảng không sử dụng vốn ODA. Phương án đưa ra là giao ACV trực tiếp đầu tư khai thác bằng vốn của ACV, không sử dụng vốn ODA hoặc giao ACV chủ trì thành lập doanh nghiệp mới (pháp nhân mới) với tỷ lệ vốn chi phối của ACV để đầu tư, khai thác sân bay Long Thành.

khong vay oda doanh nghiep muon chi tien xay san bay long thanh acv

Tổng công ty ACV muốn một mình đứng ra đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành

Phương án thứ ba là sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, khai thác cảng, dùng vốn của doanh nghiệp dự án, không sử dụng vốn vay ODA theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Theo phân tích của ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc ACV việc giao doanh nghiệp này làm chủ đầu tư sân bay Long Thành theo phương án hai sẽ có nhiều ưu điểm. Hiện, ACV đang quản lý 21 cảng hàng không cả nước, là công ty cổ phần với 95,4% vốn nhà nước. Sân bay Long Thành là nhà ga lớn nhất trong mạng lưới sân bay quốc gia nên giao cho ACV đầu tư và quản lý để tạo kết nối đồng bộ với các sân bay khác.

Về tài chính, ACV đã đảm bảo sẵn sàng nguồn vốn 1 tỉ USD và tiếp tục tích lũy trong giai đoạn 2019-2025, dự kiến cân đối được 1,5 tỉ USD để thực hiện dự án sân bay Long Thành. Phần vốn còn lại công ty sẽ đi vay hoặc hợp tác đầu tư các hạng mục.

Theo Bộ GTVT, Liên danh tư vấn Nhật Bản – Pháp – Việt Nam (JFV) và ACV kiến nghị đầu tư theo phương án giao ACV trực tiếp đầu tư khai thác bằng vốn của ACV, không sử dụng vốn ODA.

Trong đó, sẽ hợp tác đầu tư, khai thác hoặc nhượng quyền đầu tư đối với các hạng mục khác như ga hàng hóa, dịch vụ cung cấp suất ăn, trung tâm bảo trì, bảo dưỡng tàu bay.

Mô hình đầu tư, quản lý, khai thác thống nhất bởi một nhà đầu tư, khai thác cảng hiện đang được áp dụng tại cảng hàng không lớn trên thế giới như Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Incheon (Hàn Quốc), Chek Lap Kok (Hồng Kông), Charles de Gaulle (Pháp), Frankfurt (Đức).

Trước đó, ACV đã nhiều lần khẳng định có thể đảm bảo đủ năng lực tài chính và các điều kiện cần thiết để tự chủ một mình đầu tư sân bay Long Thành. Nhưng Bộ GTVT vẫn yêu cầu ACV và tư vấn JFV nghiên cứu bổ sung thêm 5 hướng đầu tư trong phương án 3.

Thời gian qua, không chỉ ACV mà nhiều doanh nghiệp khác bày tỏ mong muốn tham gia đầu tư xây dựng sân bay Long Thành như ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); ông Jonathan Nguyễn Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP).

Được biết, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỉ USD (khoảng hơn 336 nghìn tỉ đồng), được phân làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 cần hơn 5,4 tỉ USD vốn đầu tư để xây dựng 1 đường cất, hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ nhằm đảm bảo công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự kiến, chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất, hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Còn trong giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

 

Theo Nam Dương/KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN