Kiên Giang: Nuôi loài ba khía "hung dữ" trong rừng, bán "cháy hàng"
20:31 | 16/01/2019
DNTH: Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, gia đình Lê Minh Kháng, ngụ ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên khoanh 1ha rừng Đước để thả nuôi loài ba khía. Sau 8 tháng thả nuôi, anh Kháng bắt ba khía bán với giá 50.000 đồng/ký. Thương lái "mò" mò vào tận nhà mua ba khía mà không "dám" trả giá.
Người dân xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang nhận đất rừng phòng hộ ven biển nhiều năm qua để phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức như nuôi tôm, cua, cá… nhưng hiệu quả không cao. Đầu năm 2017, với mô hình nuôi ba khía (một loại cua nhỏ) trên đất nhiễm mặn dưới tán rừng phòng hộ ven biển được Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang chọn thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực cho hộ dân ở đây.
Mới sáng sớm, giọng thương lái từ thành phố Rạch Giá chạy chiếc vỏ lãi đến í ới gọi chủ nhà để cân mua ba khía. Anh Lê Minh Kháng, ngụ ấp 6 Biển, xã Nam Thái nhanh chóng đem một giỏ ba khía vừa bắt đêm tối hơn chục kg cho khách. Anh Kháng cho biết, ba khía nuôi tự nhiên nên rất hút hàng, thương lái mua hết mà không phải lựa hay trả giá.
Anh Lê Minh Kháng thành công với mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Lê Văn Sen - TTXVN.
Theo anh Lê Minh Kháng, năm 1992, gia đình nhận khoáng 8 ha đất rừng phòng hộ ven biển xã Nam Thái để canh tác với diện tích 70% trồng rừng (cây mắm, cây đước), còn lại diện tích mặt nước 30% nuôi tôm sú, cua, cá…
Thấy tiềm năng từ cây đước trồng trên đất mặn ven biển bỏ hoang, người dân loay hoay không biết nuôi trồng con gì cho thích hợp. Sau nhiều lần đề đạt nguyện vọng chuyển đổi mô hình nuôi về trên, Hội Nông dân tỉnh kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đưa mô hình nuôi ba khía vào nuôi thử nghiệm.
Đầu năm 2017, khi được chọn hộ gia đình anh Lê Minh Kháng được Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang hỗ trợ 14,4 triệu đồng để mua con giống, gia đình anh Kháng đầu tư thêm hơn 25 triệu đồng để mua vôi xử lý độ phèn, bọc cao su khoanh bao 1 ha diện tích đất trong tổng số 8 ha của gia đình nuôi thử nghiệm.
Sau hơn 6 tháng thả nuôi, ba khía thích ứng được với vùng đất nên tỷ lệ sống rất cao, lớn nhanh, trung bình từ 20 - 30 con/kg và được thương lái mua tại nhà với giá 50.000 đồng/kg. Với 1 ha nuôi thử nghiệm thả nuôi 250 kg con giống ban đầu, đến nay gia đình anh Kháng đã thu về khoảng 60 triệu đồng, nhưng vẫn còn chưa thu hoạch hết. |
Anh Kháng cho biết, cứ 3 - 4 đêm bắt bán một lần, mỗi lần trung bình từ 15 - 20 kg. Theo anh Lê Minh Kháng, ba khía là loại dễ nuôi, cứ thả vào trong khu vực khoanh nuôi, chúng tự đào hang ở hay leo lên cây, tối bò xuống đất. Nhưng loại ba khía không phải mùa nào cũng bắt được, mà thường từ tháng 8 âm lịch đến tháng 2 âm lịch năm sau hàng năm (khoảng 6 tháng), thu hoạch.
Vì những tháng này thường gọi là “mùa hội”, nên khi con ba khía tối bò ra ngoài nằm trên bờ hoặc leo trên cây đước bắt rất dễ, chúng không bò chạy. Ngược lại, 6 tháng còn lại thì không thu hoạch được vì bắt được một con thì nhiều con khác bò chạy vào hang hay nơi cây đước dày đặc để lẫn trốn.
Theo anh Kháng, sau khi thu hoạch xong đợt ba khía này (khoảng hết tháng 2 âm lịch), anh tiếp tục thả nuôi khoảng 100 kg con giống cho đợt hai, vì bên trong vẫn còn lại đợt trước. Còn về lâu về dài, gia đình anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi ba khía theo hình thức này.
Thế nhưng, với khoảng 40 triệu đồng đầu tư ban đầu là số tiền tương đối cao, trong khi người dân nhận khoáng đất rừng phòng hộ thì không được thế chấp ngân hàng để vay vốn sản xuất. Vì vậy, anh Kháng cũng như nhiều người dân nơi đây kiến nghị các tổ chức hội, đoàn thể xã Nam Thái khi có nguồn vốn thì ưu tiên xét cho hộ dân sinh sống ven biển để có nguồn vốn đầu tư sản xuất, cụ thể là mô hình nuôi ba khía đang đem lại hiệu quả cao.
Ông Phạm Minh Phận, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Thái, huyện An Biên cho biết, quá trình ứng dụng triển khai mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần phát triển đối tượng nuôi mới cho người dân trong vùng rừng phòng hộ ven biển.
"Qua mô hình nuôi ba khía cung cấp cho thị trường sản phẩm có gía trị kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tới đây, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục vận động người dân nhân rộng mô hình này để phát triển kinh tế gia đình; vừa bảo vệ được diện tích rừng phòng hộ, vừa bảo tồn và phát triển nguồn giống ba khía tự nhiên đã có từ lâu ở vùng này...", ông Phạm Minh Phận, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Thái. |
Cùng chuyên mục
- Tags:
- nuôi ba khía ở Kiên Giang /
- tỉnh Kiên Giang /
- huyện An Biên /
- xã Nam Thái /
- mùa bắt ba khía /
- thời điểm bắt ba khía /
- bắt ba khía /
- nuôi ba khía dưới tán rừng /
- nuôi ba khía /
- ba khía /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương
DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...