Kỳ 2: Đô thị thông minh và tầm nhìn Đà Nẵng

Kinh nghiệm và mô hình thực tế giao thông thông minh tại Áo

22:15 | 21/05/2022

DNTH: Vienna - Thủ đô của nước Áo, với gần 2 triệu dân (dân số đã tăng hơn 30% trong 25 năm qua) thông qua chiến lược khung về thành phố thông minh vào năm 2014. Chiến lượng khung này đã được cập nhật, sửa đổi vào năm 2019. Chiến lược khung đề ra sứ mệnh là xây dựng các mục tiêu cơ bản của thành phố thông minh Vienna với chất lượng cuộc sống cao cho mọi người ở Vienna thông qua đổi mới xã hội và kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, đồng thời bảo tồn tối đa các nguồn tài nguyên.

Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Đô thị thông minh: kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng (diễn ra vào ngày 20/5 tại Đà Nẵng) về kinh nghiệm, mô hình thực tế giao thông thông minh của nước Áo, ngài Đại sứ Cộng hoà Áo tại Viêt Nam Hans-Peter Glanzer cho rằng, cùng với sự gia tăng dân số trong thành phố và khu vực phụ cận, lưu lượng phương tiện giao thông đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Giao thông cơ giới là gánh nặng lớn đối với môi trường (tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, tiếng ồn) và chiếm nhiều diện tích. Do đó, điều cần thiết là phải đánh giá lại việc di chuyển và giao thông từ góc độ thành phố thông minh.

Hình 1. Ngài Đại sứ Cộng hoà Áo tại Viêt Nam Hans-Peter Glanzer chia sẻ về kinh nghiệm, mô hình thực tế giao thông thông minh tại Áo.
Ngài Đại sứ Cộng hoà Áo tại Viêt Nam Hans-Peter Glanzer chia sẻ về kinh nghiệm, mô hình thực tế giao thông thông minh tại Áo.

Nhờ sự phát triển số hoá, việc di chuyển ảo đã và đang thay thế việc di chuyển vật lý ở một mức độ nào đó. Sự bùng phát dịch Covid - 19 đã thúc đẩy sự phát triển này. Ví dụ, các phương thức làm việc linh hoạt không còn gắn với một địa chỉ làm việc cụ thể có thể làm giảm quãng đường liên quan đến công việc. Điều tương tự cũng áp dụng cho lĩnh vực giáo dục hoặc di chuyển đến các cơ quan Chính phủ.

Tuy nhiên, ngay cả trong tương lai, nhiều người vẫn sẽ cần phải thực hiện nhiều quãng di chuyển khác nhau trong thành phố. Bảo tồn tài nguyên và ngăn ngừa phát thải carbon từ hoạt động giao thông có nghĩa là giảm nhu cầu đi lại khi cần thiết, chuyển đổi việc đi lại sang các phương thức vận tải hiệu quả và thực hiện chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang các phương tiện giao thông không gây phát thải carbon. Các khu dân cư đô thị phải được thiết kế để đảm bảo sự kết hợp phù hợp giữa các chức năng của khu dân cư – nhà ở, giáo dục, việc làm, mua sắm và giải trí – trong phạm vi di chuyển ngắn.

Thay đối phương thức di chuyển thông qua hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân cũng giúp giải phóng nhiều không gian hơn cho việc đi bộ, đi xe đạp và giao thông công cộng. Mục đích của sự chuyển đổi này là đạt được sự sắp xếp và sử dụng công bằng hơn các tuyến đường giao thông và không gian công cộng. Không gian đường phố, từ trước đến nay chủ yếu hướng đến nhu cầu lưu thông của ô tô, đặc biệt là bãi đậu xe, phải được thiết kế lại để đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị và phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Việc thiết kế không gian công cộng cũng có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ở Vienna cũng như các nơi khác, giao thông vận tải là lĩnh vực cấu thành tỷ lệ lớn nhất lượng phát thải khí nhà kính. Gần một phần ba mức tiêu thụ năng lượng của Vienna là trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Các biện pháp tổ chức nhiều tham vọng như chuyển đổi sang giao thông vận tải thân thiện với môi trường (đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng) làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 trong giao thông và tăng mạnh hiệu quả sử dụng năng lượng. Việc chuyển đổi sang các công nghệ mới như động cơ điện làm giảm lượng khí thải do các phương tiện cơ giới tạo ra. Cụ thể, các hãng xe thương mại (ví dụ: dịch vụ giao hàng, taxi, dịch vụ vận tải và chuyển phát nhanh) sẽ nhanh chóng được chuyển đổi sang động cơ điện. Thành phố Vienna đang xúc tiến việc chuyển đổi các phương tiện giao thông sang các phương tiện không phát thải.

Phương thức đi lại thân thiện với môi trường bao gồm đi bộ, đi xe đạp, phương tiện giao thông công cộng hoặc đi chung xe ô tô. Vào năm 2019, hơn 75% số lượng di chuyển đã được thực hiện theo cách phương thức này (38% bằng phương tiện công cộng – hệ thống giao thông công cộng của Vienna bao phủ diện tích khá lớn (khoảng 1200 km, giá vé rẻ và do đó được chấp nhận cao; 850.000 vé hàng năm từ toàn bộ hệ thống giao thông công cộng; 30% đi bộ).

So với ô tô, phương tiện giao thông công cộng rất tiết kiệm năng lượng và tốt cho môi trường. Chỉ 5 – 6% tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực giao thông là từ giao thông công cộng. Về lượng khí thải CO2, sự khác biệt thậm chí còn rõ tàng hơn do khoảng 2/3 năng lượng tiêu thụ bởi các phương tiện giao thông công cộng là điện.

Cơ sở hạ tầng đô thị dành cho đi bộ, đi xe đạp và giao thông công cộng được tăng cường và mở rộng. Điều này cũng bao gồm việc thiết kế lại các tuyến đường công cộng để tạo ra không gian cần thiết cho việc di chuyển sinh thái và đảm bảo giá trị tiện nghi cao. Song song với việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho sự di chuyển sinh thái, các biện pháp phù hợp được thực hiện để quản lý nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Việc di chuyển ở Vienna được thiết kế để sử dụng hiệu quả tài nguyên và không gian. Ô tô cá nhân chiếm một lượng lớn không gian công cộng vốn được coi hạn chế, đặc biệt là ở các đô thị đang phát triển; như vậy, không gian công cộng sẽ sử dụng nhiều hơn cho việc di chuyển sinh thái và các mục đích sử dụng khác (ví dụ như phủ xanh và trồng cây) trong tương lai. Do đó, số chuyến di chuyển bằng ô tô sẽ giảm đáng kể, cùng với việc giảm tổng số ô tô đăng ký trong thành phố.

Hình 2. Việc di chuyển ở Vienna được thiết kế để sử dụng hiệu quả tài nguyên và không gian.
Việc di chuyển ở Vienna được thiết kế để sử dụng hiệu quả tài nguyên và không gian.

Bên cạnh việc cung cấp một mạng lưới giao thông công cộng toàn diện, Vienna còn sử dụng thêm các công cụ số hoá để thúc đẩy sự phát triển sự liên kết và giao thông đa phương thức, tức là sự kết hợp thông minh của các phương thức vận tải khác nhau.

Thực tế cho thấy tương đối dễ dàng khuyến khích người dân thực hiện những chuyến đi lại ngắn hàng ngày bằng cách đi bộ hoặc bằng xe đạp hơn là bằng ô tô. Điều kiện tiên quyết là các dịch vụ và tiện ích cuộc sống nằm trong phạm vi đi bộ hoặc đạp xe. Để tạo ra “thành phố với các khoảng cách ngắn” này, chính sách phát triển đô thị phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng quan trọng hàng ngày như cơ sở chăm sóc trẻ em và trường học, cơ sở mua sắm và giải trí, công viên và khu vui chơi giải trí phải gần các khu dân cư. Các quận, vùng lân cận và các khu phức hợp đô thị có sự kết hợp hài hoà giữa nhà ở, nơi làm việc và không gian ngoài trời.

Mục tiêu giảm 10% khối lượng giao thông giữa các vùng đô thị vào năm 2030. Nhiều người từ khu vực phía Đông của Áo di chuyển đến Vienna để làm việc và học tập. Đồng thời, ngày càng có nhiều người Vienna làm việc bên ngoài thành phố. Điều này được phản ánh qua lưu lượng giao thông giữa các vùng đô thị và có tăng hơn nữa do số dân thành phố ngày càng tăng và sự phát triển của các vùng đô thị. Phần lớn các hành trình hiện được thực hiện bằng ô tô (75%) , một xu hướng đã đạt đến giới hạn.

Các biện pháp chuyển đổi giao thông giữa các vùng đô thị sang các phương thức giao thông thân thiện với môi trường cũng có ảnh hưởng đến hoạt động đi lại; đòi hỏi cần có các chiến lược và biện pháp tiếp cận toàn diện, được thiết kế cho toàn bộ vùng và cần được tham vấn của chính quyền các vùng lân cận và các tỉnh. Cụ thể, là việc phối hợp mở rộng mạng lưới giao thông công cộng và các phương thức di chuyển mới hấp dẫn, cũng như các biện pháp thích hợp để quản lý lưu lượng phương tiện cá nhân.

Việc thảo luận về thiết kế hệ thống giao thông cho giao thông thương mại với sự tham vấn của các công ty liên quan và lĩnh vực hậu cần là mối quan tâm hàng đầu của các thành phố. Đặc biệt, các biện pháp phù hợp sẽ được nghiên cứu và thực hiện thúc đẩy việc chuyển đổi các loại hình giao thông thương mại sang hệ thống giao thông phát thải carbon thấp, ví dụ bằng cách tránh các chuyến đi trống và thiết lập hệ thống phối hợp trung tâm nhằm cung cấp các dịch vụ đi chung giữa các hãng cung cấp dịch vụ giao thông.

Kỳ I: Tầm nhìn Đà Nẵng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội

DNTH: Tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó phiên chất vấn sẽ tập trung vào 2 nhóm nội dung là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN