Kỳ hợp thứ 7, Quốc hội khoá XIV: Cần quan tâm đúng tầm, đúng mức đối với văn hóa
20:33 | 01/06/2019
DNTH: Tán thành với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và đầu năm 2019, nhưng một số đại biểu cho rằng báo cáo của Chính phủ sẽ đầy đủ hơn nếu trong lĩnh vực văn hoá được đề cập sâu hơn, đúng như tinh thần của Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Trao đổi với phóng viên Văn Hoá bên lề hành lang Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vào hôm qua 30.5, đại biểu Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp lần này khá đầy đủ, chi tiết, tiếp thu khá nhiều ý kiến của các đại biểu từ các kỳ họp trước.
Quốc hội thảo luận KT-XH và ngân sách nhà nước
Văn hoá cần được quan tâm đúng mức để xã hội phát triển hài hoà
“Tuy nhiên trong báo cáo lần này, phần báo cáo về văn hoá lại chưa được nhiều, chưa đầy đủ và sự đánh giá chưa đi vào thực chất. Nếu kinh tế được xác định là mũi nhọn trong sự phát triển của đất nước thì văn hoá lại được xem là nền tảng chi phối về đạo đức, về nhân cách của con người, về giáo dục… Vì thế văn hoá cần phải được quan tâm đúng tầm, đúng mức để xã hội phát triển một cách hài hoà”, đại biểu Triệu Thế Hùng nói. Cũng theo đại biểu này, có nhiều vấn đề cần được quan tâm trong lĩnh vực văn hoá như văn hoá đạo đức con người hay việc giáo dục về văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ khi tình trạng bạo lực học đường đang theo chiều hướng gia tăng. “Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến vấn đề di sản văn hóa. Dù Luật Di sản văn hóa đang phát huy tác dụng nhưng trên thực tế nhiều di sản đang bị xâm phạm. Rồi các di sản văn hoá khác đang bị biến từ của công thành của tư để trục lợi, nhiều nơi chặn cửa để thu tiền nhằm trục lợi từ người dân. Những hiện tượng này cần phải được xử lý”, đại biểu Hùng nói.
Cũng theo vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng này, trong vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, thời gian qua có nhiều dự án về tâm linh lấy diện tích đất rất lớn ở nhiều địa phương. “Dù vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng cần được tôn trọng nhưng những dự án này cần phải đánh giá rõ nếu xuất phát từ doanh nghiệp thì người dân và cộng đồng được hưởng lợi gì, nguồn tiền đó có thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp không, có nộp ngân sách không?”, đại biểu Hùng đặt câu hỏi và cho rằng việc này cần phải làm rõ ràng để tránh việc tư nhân trục lợi niềm tin để bòn rút tiền của người dân.
“Trong lĩnh vực văn hoá, chúng ta cũng cần quan tâm hơn nữa đến văn hoá ứng xử, văn hoá giao thông, văn hoá học đường… Với một lĩnh vực rộng lớn như thế, chúng tôi rất mong rằng từ những kỳ họp sau, trong báo cáo của Chính phủ sẽ phải quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực văn hoá để cho các đại biểu nắm được đầy đủ hơn”, ông Hùng bày tỏ quan điểm.
Không nên khoán trắng cho ngành văn hoá
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), ở những kỳ họp trước của Quốc hội đã có nhiều ý kiến góp ý với báo cáo của Chính phủ rằng, trong khi những vấn đề về kinh tế được đánh giá quá sâu, dung lượng nhiều thì việc đánh giá về các vấn đề về văn hoá, xã hội còn rất mỏng. Đại biểu Nhưỡng nói: “Trả lời câu hỏi này ở kỳ họp trước, đại diện Chính phủ đã cam kết sẽ xem xét vấn đề này và báo cáo lần này đã cải tiến. Tuy nhiên xét cho cùng, văn hoá là tất cả các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, vì thế đề cập đến các khía cạnh của kinh tế thì cũng chính là đề cập đến văn hoá. Theo tôi, nếu trong báo cáo, nhất là hiện nay lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế… có rất nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm thì cần phải có sự đánh giá đậm nét hơn và sử dụng dung lượng phù hợp để chuyển tải tương đối đầy đủ các thông tin căn bản nhất cho các đại biểu. Như vậy sẽ tốt hơn việc chúng ta đánh giá một cách quá ngắn gọn và thiếu chiều sâu”.
Cũng theo đại biểu Nhưỡng, chính vì tính chất đa tầng của văn hoá nên việc đầu tư cho kinh tế, chính trị hay pháp luật cũng là đầu tư cho văn hoá. Nhưng sự đầu tư cho văn hoá cần phải được chú trọng ở một số hoạt động đặc trưng trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng văn hoá hoặc tổ chức một số hoạt động văn hoá cần thiết ở các cơ quan, đơn vị, địa bàn khu dân cư… hiện chưa được quan tâm nhiều. “Có thể nói lĩnh vực văn hoá vẫn phải vật lộn với nỗi lo về tài chính, về kinh phí và dựa nhiều vào việc xã hội hoá các hoạt động. Thực ra việc xã hội hoá các hoạt động văn hoá là tốt nhưng Chính phủ và các địa phương cũng không nên khoán trắng cho ngành văn hoá để ngành này phải tự “bươn chải” trong khi bản thân các hoạt động văn hoá lại góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung”, đại biểu Nhưỡng nói.
Đầu tư cho văn hoá còn hạn chế và coi nhẹ Đó là phát biểu của đại biểu Đặng Hoài Tân (Bình Định) trong phiên thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019, vào chiều qua 30.5. Nêu lên hàng loạt vụ việc được xem là nhức nhối của xã hội trong thời gian gần đây, đại biểu Đặng Hoài Tân cho rằng bên cạnh những nguyên nhân mà Chính phủ đã đề cập còn là do sự đầu tư giữa phát triển văn hoá trong mối tương quan biện chứng với kinh tế chưa được cân đối, thậm chí có biểu hiện chủ quan, coi nhẹ. “Đồng thời công tác tuyên truyền của Nhà nước còn hạn chế dẫn đến ý thức chấp hành của người dân chưa cao, việc thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nghiêm; xử lý vi phạm và chế tài xử lý một số vụ việc chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, công tác phối hợp giữa các cơ quan xử lý vụ việc chưa nhịp nhàng, dự báo cung - cầu của nền kinh tế còn nhiều bất cập. Do đó, bên cạnh các giải pháp được nêu trong báo cáo của Chính phủ, tôi đề nghị tăng cường đầu tư cho văn hoá, trong đó chú ý xây dựng các thiết chế văn hoá, nâng cao các phong trào văn hoá, nếp sống văn hoá trong cộng đồng, tiếp tục đầu tư nâng cao công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân…”, đại biểu Tân đề nghị. |
Theo THU SÂM
Báo Văn Hóa
Cùng chuyên mục
- Tags:
- đúng mức /
- đúng tầm /
- Kỳ hợp thứ 7 /
- Quốc hội khóa XIV /
- văn hóa /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế
DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...
Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...
Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng
DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
DNTH: Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...