Kỹ sư bỏ phố về quê “bốc phân” nuôi con “lúc nhúc” làm giàu
15:25 | 16/02/2019
DNTH: Ra trường với tấm bằng đại học loại ưu, thay vì tìm việc đúng chuyên ngành của mình thì chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm (25 tuổi, ở ấp 4, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) lại về quê “nghịch đất, bốc phân” nuôi trùn quế để làm giàu.
Đam mê nuôi trùn quế
Kỹ sư Mai Thế Tâm dẫn chúng tôi đi xem trang trại nuôi trùn quế của anh năm khép mình trong vườn cao su xanh mướt ở ấp Bưng Trang, phường Tiến Thành (cách nhà Tâm chừng 4km). Hàng dãy nhà nối tiếp nhau được Tâm thiết kế rất bài bản, khoa học. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn trên nền bê tông, nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân.
Chỉ tay vào một ô nuôi, Tâm chia sẻ: “Nuôi trùn rất thú vị, phân bò đưa vào đây chỉ trong vòng từ 10-15 ngày con trùn đã biến phân bò thành phân vi sinh, bón rất tốt cho cây trồng. Trùn quế là loại khá dễ tính. Nuôi không khó chút nào, chỉ cần hiểu được tập tính, chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó sẽ mang lại nguồn thu nhập cao”.
Chàng kỹ sư Mai Thế Tâm cho biết, cơ duyên đến với nghề nuôi trùn quế rất tình cờ. Trong quá trình học Đại học, Tâm được thầy giao thực hiện đề tài khoa học về nông nghiệp. Qua tìm hiểu Tâm chọn trùn quế để thực hiện. Sau khi đăng ký, Tâm được thầy dẫn đi tham quan một số trang trại nuôi trùn quế ở huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Tại đây, nhìn những con trùn quế cuộn “lúc nhúc” màu đỏ trông rất đặc biệt, từ đó Tâm đã mê loài này mà không hay biết.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thủ Dầu Một, chuyên ngành Khoa học môi trường vào tháng 8/2016. Đến cuối năm 2016, Tâm quyết định không nộp hồ sơ xin việc làm mà đầu tư nuôi trùn quế. “Khi nói với bố mẹ dự định của mình thì bị ngăn cản, từ chối. Không nản lòng, tôi tiếp tục thuyết phục và được bố mẹ đồng ý. Khi được sự hậu thuận của gia đình, tôi mượn một ít vốn của bố mẹ để thực hiện lòng đam mê từ nghề nuôi trùn quế” - Tâm chia sẻ.
Hiện chàng kỹ sư 9X Mai Thế Tâm sở hữu cho mình hơn 20 con bò, 3 khu nuôi trùn quế và khu trồng cỏ với tổng diện tích gần 2ha. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, khu nuôi trùn quế của Tâm đã xuất bán được hàng chục tấn phân vi sinh với nguồn thu nhập kha khá. Đây được xem là thành quả bước đầu để Tâm có động lực tiếp tục mở rộng khu nuôi trùn quế.
Hướng đến sản xuất phân vi sinh
Tâm cho biết, trùn quế thuộc ngành ruột khoang thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Phân trùn quế và mùn bã sau quá trình nuôi trùn là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng. Không những thế trùn quế có hàm lượng Protein (đạm) cao tương đương với bột cá, bột đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thủy sản rất tốt.
Để trùn quế sinh trưởng tốt thì trại nuôi phải có mái che mưa, nắng và nền trại được xây dựng bằng xi măng hay nền đất cứng với chiều cao từ 5-10cm.
Giống trùn quế tốt nhất là ở dạng sinh khối (có lẫn cả trùn bố mẹ, con, trứng kén và cơ chất mà trùn đang sống quen) để trùn không bị “sốc” với môi trường lạ và sinh sản nhanh. Khi chuẩn bị chuồng xong thì thả trùn giống bằng cách rải theo một đường thẳng giữa từng ô luống. Nên thả trùn quế giống vào buổi sáng.
Tâm lưu ý, phân bò tươi sau khi thu gom sẽ ủ khô hay ủ với nước với thời gian từ 7-10 ngày thì lấy cho trùn ăn. Sau 2-3 ngày cho phân bò đã ủ lên trên bề mặt của ô đang nuôi để trùn ăn. Cứ như vậy sau khoảng 4 tháng sẽ thu hoạch sản phẩm phân vi sinh (phân của trùn quế). Bên cạnh đó, hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. Nếu trời nóng quá 34-350C nên tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ. Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9-12kg sinh khối/m2 tương đương với 3-4kg trùn tinh/m2.
Chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm chia sẻ: “Hiện nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh rất lớn nên sản phẩm phân trùn quế của trang trại tôi sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Chủ yếu cung cấp cho một số trang trại trồng rau sạch, dưa lưới, cây ăn trái... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để sản xuất phân bón vi sinh nhằm cung cấp cho người nông dân”.
Hiện mô hình nuôi trùn quế của Mai Thế Tâm được phường Tiến Thành triển khai nhân rộng. Đặc biệt để tạo điều kiện cho mô hình này phát triển hiệu quả nên thời gian qua UBND phường Tiến Thành đã thành lập Hợp tác xã tư vấn liên kết sản xuất điều và dịch vụ phân bón vi sinh Bình Phước do Tâm làm chủ nhiệm. |
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
- Tags:
- tỉnh Bình Phước /
- TP Đồng Xoài /
- phường Tiến Thành /
- giá trùn quế /
- phân trùn quế /
- phân vi sinh từ trùn quế /
- nuôi trùn quế /
- trùn quế /
- về quê bốc phân /
- bỏ phố về quê /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương
DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...