Lạng Giang: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với sản vật địa phương

07:22 | 17/06/2024

DNTH: Với đặc điểm tự nhiên và văn hóa đặc sắc, huyện Lạng Giang đã có nhiều sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP gắn với nhiều sản vật đặc trưng. Qua đó góp phần thúc đẩy nông thôn mới nói riêng và ngành nông nghiệp toàn huyện nói chung, đồng thời tạo cơ hội quảng bá du lịch huyện.

1 (1)
Sản phẩm nấm rơm của (HTX Tân Thanh) đặc sản Lạng Giang tiềm năng OCOP 4 sao.

Đến nay trên địa bàn huyện có 03 sản phẩm chủ lực, 02 sản phẩm đặc trưng, 04 sản phẩm tiềm năng được phê duyệt tại Quyết định số 1399 -QĐ/UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng và tiềm năng tỉnh Bắc Giang. Trong đó có những sản phẩm được gắn với Chương trình OCOP như: Lợn và các sản phẩm từ thịt lợn (HTX Thao Thanh), Nấm (Nấm sò, mỡ, rơm tươi, mộc nhĩ khô, Nấm Đông trùng hạ thảo của các HTX Hưng Vượng, HTX Thành Đạt, Công Ty TNHH nấm dược liệu ADENCO), Gạo nếp thơm Đại Lâm (HTX Nông nghiệp Đại Lâm), Rau các loại (HTX rau sạch Mỹ Thái), Dứa Hương Sơn (HTX dứa sạch Hương Sơn).

Một số sản phẩm đã đạt 3 sao, riêng trong năm 2024 có 10 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng (dự kiến 4 sao) bao gồm: sản phẩm ruốc lợn sạch, giò lụa (HTX Nông nghiệp Thanh Thao, thôn Phúc Mãn, xã Xuân Hương); nấm rơm sơ chế (HTX Nông nghiệp Tân Thanh, thôn Thuận, xã Tân Thanh); dứa sạch Hương Sơn (HTX dứa sạch xã Hương Sơn); thịt chưng mắm tép (HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng, xã Xương ăn); xôi sắc màu (Tổ hội nghề nghiệp ẩm thực Hương của núi, xã Hương Sơn); Đông trùng hạ thảo (Công ty TNHH nấm dược liệu ADENCO), rượu men lá Thủy Thượng (HTX Nông nghiệp Thủy Thượng, thị trấn Vôi); trứng gà núi Hương Sơn (HTX Hồ Hố Cao, thôn Hố Cao, xã Hương Sơn); mỳ bún lứt (HTX mỳ sạch JVO FOOD).

Các hợp tác xã, chủ thể đã tập trung đầu tư trang thiết bị để sản xuất trong đó tập trung nâng cao mẫu mã bao bì, chất lượng sản phẩm tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối cung cầu, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh như: Quảng Ninh, Hà Nội. Tham gia các hội chợ, trưng bày sản phẩm gắn với các hoạt động, đại hội Đảng, kỷ niệm các ngày lễ lớn nhằm quảng bá, tuyên truyền hình ảnh sản phẩm OCOP của địa phương. Qua đó ngày càng nâng cao về chất lượng, quy mô mô sản xuất, mẫu mã sản phẩm OCOP tạo tiền đề cao sức tiêu thụ lớn, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và tìm mua.

3
Đồi dứa Hương Sơn với nhiều tiềm năng phát triển song song du lịch trải nghiệm.

Song song, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn UBND các xã, thị trấn hỗ trợ các hợp tác xã, các cá nhân được hưởng cơ chế, chính sách theo quy định về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống nấm, nhà màng nhà lưới, đến nay một số hợp tác xã đã mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động địa phương mang lại thu nhập ổn định cho hợp tác xã, hộ gia đình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tích hợp phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, tạo các khu chụp ảnh, tham quan quy mô sản xuất.

Để chương trình OCOP tiếp tục đạt kết quả cao, UBND huyện xây dựng các giải pháp thực hiện cụ thể như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương 6 tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích xây dựng các gói quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP gắn với lịch sử văn hoá vùng miền, địa phương.

Tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP thành lập doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác. Rà soát, lựa chọn các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao (như Giò lụa - HTX kinh doanh Thao Thanh, Nấm đông trùng Hạ Thảo- Công ty TNHH nấm dược liệu ADENCO).

Hỗ trợ, tư vấn các chủ thể lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng nâng hạng sản phẩm OCOP; đánh giá, kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất, bảo hộ nhãn hiệu, Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội nghị, các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, tìm kiếm nhà phân phối mở rộng thị trường. Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN