Làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời

19:56 | 08/09/2024

DNTH: Làng Thổ Hà - một làng quê bình dị, mang đậm chất cổ kính, nơi đây đã từng là cái nôi của nghề gốm sứ nổi tiếng. Tuy nhiên theo thời gian, nghề làm gốm đã dần mai một và nhường chỗ cho nghề làm bánh đa truyền thống. Ngày nay, Thổ Hà được biết đến như một "vương quốc" của bánh đa, nơi gìn giữ những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt.

 

Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời  1
Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà- Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời 

Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nghề làm bánh đa truyền thống mà còn đặc biệt bởi sự cổ kính, mang đậm bản sắc văn hóa làng quê cổ xưa Việt Nam.

Đặt những bước chân đầu tiên vào làng, bất kể ai cũng sẽ bị ấn tượng bởi hình ảnh những phên bánh đa được xếp đầy trên những con đường làng quanh co, trên mái nhà, sân đình. Mùi thơm nồng nàn của bột gạo, hương thơm của bánh đa tràn ngập trong không khí.

Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời  2
Những phên bánh đa được xếp đầy trên những con đường làng quanh co, trên mái nhà, sân đình

Có ai biết rằng, những chiếc bánh đa mỏng manh, giòn tan, thơm ngon ấy lại mang trong mình cả một bề dày lịch sử. Theo truyền thuyết, nghề làm bánh đa Thổ Hà đã được hình thành từ thời nhà Nguyễn, gắn liền với câu chuyện về một người phụ nữ di cư đến Thổ Hà và mang theo bí quyết làm bánh độc đáo. Bí quyết ấy được kế thừa qua nhiều thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của làng.

Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời  3
Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà

Mỗi chiếc bánh đa không chỉ là sản phẩm của đôi bàn tay khéo léo mà còn là kết tinh của một trái tim yêu nghề. Những chiếc bánh đa thơm, ngon được làm hoàn toàn thủ công tất cả các công đoạn. Chính những người nghệ nhân cần mẫn ấy đã đưa làng Thổ Hà từ một làng nghề nhỏ bé ven sông Cầu trở một “viên ngọc quý” trong kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời  4
Những chiếc bánh đa thơm, ngon được làm hoàn toàn thủ công tất cả các công đoạn

Người dân làng Thổ Hà chủ yếu sản xuất 2 loại bánh đa gồm: bánh đa dừa và bánh đa nem. Để làm ra những chiếc bánh đa thơm ngon, người dân Thổ Hà phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Từ việc chọn loại gạo tẻ thơm ngon, chất lượng cao, ngâm kỹ trong nước từ 6 - 8 tiếng để gạo được mềm cho đến công đoạn xay bột, tráng bánh đều phải kỹ càng và cẩn trọng. Đặc biệt là ở công đoạn phơi bánh. Bánh đa làng Thổ Hà phơi gió hoặc nắng nhẹ chứ không phơi nắng to hay dùng lò sấy để bánh mau khô như những nơi khác. Ông Bình, một người dân làng Thổ Hà đã gắn bó hơn 30 năm với nghề làm bánh đa có chia sẻ “ Phơi gió là bí quyết tạo ra sự đặc biệt cho bánh đa nem làng Thổ Hà, phơi gió giúp cho bánh đa khô mà vẫn mềm dẻo, không bị giòn gãy. Hàng ngày, tôi dậy tráng bánh từ 3 giờ sáng để tranh thủ đem đi phơi khi sáng sớm, vẫn còn làn sương mỏng, như vậy bánh sẽ có hương vị thơm ngon lạ hơn.”

Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời  5
Khám phá làng nghề bánh đa Thổ Hà

Qua những lời chia sẻ chúng ta thấy được cách họ vẫn luôn tỉ mỉ, trân trọng trong công việc làm bánh như thế nào. Bởi đây là việc làm giúp họ có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Từ đời này sang đời khác, bí quyết làm bánh được truyền từ ông bà, cha mẹ sang những người con, người cháu trong gia đình. Từ đó mà ngon lửa với nghề vẫn luôn được giữ gìn và tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, nghề làm bánh đa truyền thống cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự cạnh tranh của các sản phẩm bánh đa công nghiệp với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng gây áp lực lớn lên sản phẩm thủ công truyền thống của làng Thổ Hà. Trong khi đó nhiều người trẻ không còn muốn tiếp tục theo nghề vì công việc vất vả mà thu nhập quá bấp bênh, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên nhờ có sự phát triển của du lịch, làng Thổ Hà được biết đến rộng rãi hơn, dần trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách từ nhiều nơi. Đây cũng là cơ hội giúp người dân nơi đây quảng bá sản phẩm, thu hút những người tiêu dùng đang ngày càng chú trọng đến chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm thủ công. Nhà nước cũng đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề truyền thống.

Về với làng Thổ Hà bất kể ai cũng sẽ có cảm giác như được trở về với cội nguồn, tìm về một chốn bình yên giữa nhịp sống ồn ào vội vã. Cảnh sắc làng quê hữu tình với cây đa, bến nước, sân đình cùng với những con người hiếu khách, đôn hậu, nhiệt tình mang đến cho những người khách ghé thăm nơi đây cảm giác bình yên, thư thái dễ chịu. Nghề làm bánh đa truyền thống nơi đây cũng là một di sản văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, bánh đa làng Thổ Hà đã trở thành một niềm tự hào to lớn của người dân Bắc Giang. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN