Lãnh đạo doanh nghiệp ồ ạt mua vào cổ phiếu khi giá giảm hơn 50%

09:07 | 16/11/2022

DNTH: Trong vòng 1 tháng qua, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng loạt cổ phiếu giảm tới 30 - 50%. Mới đây, lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, Thế Giới Di Động, Hưng Thịnh Incons, Nhựa An Phát, Thép Nam Kim… thực hiện mua vào cổ phiếu khi giá giảm quá sâu.

Áp lực bán mạnh kéo dài liên tiếp trong 4 tuần qua đã khiến chỉ số VN-Index giảm rất mạnh, thủng các ngưỡng hỗ trợ quan trọng, chưa thấy điểm hồi phục. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11, VN-Index dừng ở mốc 911,9 điểm, giảm gần 30 điểm so với phiên trước đó khi hoạt động bán giải chấp diễn ra trên diện rộng. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực khi chiếm tới 18/19 ngành giảm điểm, trong đó nhóm ngành bất động sản, thép, dầu khí, phân bón… có mức giảm kịch sàn 7%. Điểm sáng của thị trường phiên 15/11 là khối ngoại vẫn duy trì mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX.

Theo Chứng khoán Bản Việt nhận định, với việc thiết lập mức đáy trung hạn mới, nỗ lực thiết lập cân bằng ngắn hạn của VN30 tạm thời thất bại. Các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN30 cũng như các chỉ số khác vẫn duy trì ở trạng thái Tiêu cực. Thị trường dự báo sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 900 - 910 điểm. Nếu lực bán tiếp tục gia tăng, VN-Index có thể đối diện với một nhịp điều chỉnh mạnh về vùng 750 - 800 điểm khi mà các nhóm vốn hóa lớn không còn duy trì được vai trò điều tiết.

chung khoan giam manh 4
Áp lực bán mạnh kéo dài liên tiếp trong 4 tuần qua đã khiến chỉ số VN-Index giảm về mốc 911 điểm.

Mặc dù dòng tiền rút khỏi chứng khoán trong bối cảnh thị trường ảm đạm, giảm sâu để quay lại sản xuất kinh doanh, hay các kênh đầu tư an toàn hơn, gửi tiết kiệm, nhưng triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá khá tích cực. Các doanh nghiệp vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan, nỗ lực hồi phục sau dịch.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, P/E trailing của VN-Index hiện chỉ còn 9,4x, thấp hơn cả đáy Covid hồi cuối tháng 3/2020 và tương đương với vùng đáy trong giai đoạn khủng hoảng 2011-2012. Theo thống kê, tính đến hết ngày 15/11, toàn thị trường có đến hơn 700 cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm gần một nửa tổng số mã chứng khoán và gấp đôi so với thời điểm đầu năm.

PE cua chung khoan
P/E trailing của VN-Index hiện chỉ còn 9,4x, thấp hơn cả đáy Covid hồi cuối tháng 3/2020.

Trong khủng hoảng luôn lấp lánh cơ hội, cổ phiếu giảm sâu, có quá nửa cổ phiếu trên sàn giảm dưới mức 10.000 đồng/CP chính là cơ hội đầu tư trong dài hạn. Mới đây, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã có động thái mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp mình khi thị giá trên sàn đã giảm hơn 50%, thậm chí có cổ phiếu giảm hơn 80%.

Có thể kể đến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG), ông Nguyễn Xuân Quang và 2 con trai là ông nguyễn Hiệp và ông Nguyễn Nam đã mua vào thành công 1,6 triệu cổ phiếu NLG theo phương thức khớp lệnh. Cổ phiếu NLG đã giảm hơn 74% so với mức đỉnh hồi đầu năm nay, hiện giao dịch ở mức 17.600 đồng/CP.

Trước đó, ông Quang và 2 người con trai đã đăng ký mua vào tổng cộng 6 triệu cổ phiếu NLG, nhưng chỉ mua một phần do điều chỉnh tiến độ mua vào và theo diễn biến rủi ro từ thị trường. Sau giao dịch, ông Nguyễn Xuân Quang nâng số lượng nắm giữ lên hơn 46,4 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu lên 12,09%. Ông Nguyễn Nam và ông Nguyễn Hiệp lần lượt tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,35% và 0,18%.

Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu DGC từ ngày 17/11 đến ngày 16/12 theo phương thức khớp lệnh. Cổ phiếu DGC đã giảm 62% so với hồi đầu năm, hiện giao dịch ở 53.300 đồng/CP. Tính theo thị giá này, Chủ tịch DGC ước tính sẽ phải chi khoảng hơn 53 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch, và sẽ nâng số lượng nắm giữ lên gần 69,8 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng lên 18,38%. Trước đó, vào tháng 2/2021, Chủ tịch Hóa chất Đức Giang từng mua vào 1 triệu cổ phiếu DGC.

Trong bối cảnh các cổ phiếu thép diễn biến tiêu cực, liên tục giảm kịch sàn gần đây, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG), bà Trần Ngọc Diệu vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu NKG trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 17/12, theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Với thị giá hiện tại 7.400 đồng/CP, NKG đã giảm tới 84% so với mức đỉnh hồi đầu năm. Ước tính ,bà Diệu sẽ phải chi ra 14,8 tỷ đồng để hoàn thành giao dịch này. Được biết, bà Diệu hiện đang sở hữu 432.828 cổ phiếu NKG, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,164%.

So với mức đỉnh giá hồi đầu năm 2022, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động đã giảm tới 53% thị giá sau chuỗi ngày giảm miệt mài về mức, nhất là phiên 15/11 cổ phiếu giảm kịch sàn xuống mốc 37.850 đồng/CP. Mới đây, ông Trần Huy Thanh Tùng, Tổng giám đốc đã mua vào 500.000 cổ phiếu MWG từ ngày 11/11 đến 14/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, đã nâng sở hữu tại MWG lên hơn 11,13 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,76%.

Bà Nguyễn Thị Tiện, Thành viên HĐQT CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA – HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu AAA từ ngày 21/11 đến 20/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Cùng thời gian này, Phó tổng giám đốc Hòa Thị Thu Hà cũng đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu AAA. CTCP Tập đoàn An Phát Holdings, Công ty mẹ của AAA cũng đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu AAA từ 21/11 đến 20/12 như trên.

Bà Trần Thục Oanh, cổ đông của CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN – HOSE) đã mua vào hơn 1,23 triệu cổ phiếu HTN trong ngày 9/11. Qua đó, nâng sở hữu tại HTN lên hơn 4,69 triệu cổ phiếu, tỉ lệ 5,27%.

Đáng chú ý, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) mới đây đã đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC trong thời gian từ ngày 15/11 đến ngày 14/12, theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Tạm tính theo thị giá, số tiền mà lãnh đạo KBC dự chi để hoàn tất giao dịch là 375 tỷ đồng. Lãnh đạo này cũng đang cân nhắc việc tiếp tục mua vào cổ phiếu KBC.

Ngoài ra, một số lãnh đạo, cổ đông lớn khác đã mua vào thành công cổ phiếu của doanh nghiệp mình như ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) mua xong 10 triệu cổ phiếu DSG trong thời gian từ ngày 27/10 – 8/11;  Nhóm cổ đông nước ngoài do Dragon Capital quản lý tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC – HOSE) đã mua vào 980.000 cổ phiếu DGC trong ngày 11/1, nâng sở hữu lên hơn 27,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,17%.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm

Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...

Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính

DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...

Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024

DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...

Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi

DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

XEM THÊM TIN